Chi tiết thông tin tin tức

Quyết liệt đấu tranh với vi phạm nhãn mác trong kinh doanh

ĐBP - Ðược coi là tài sản vô hình của cá nhân, doanh nghiệp và là đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ song tình trạng vi phạm nhãn hiệu trong kinh doanh đã và đang diễn ra khá thường xuyên. Trong khi những kiến thức về sở hữu trí tuệ của cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng lại chưa được nâng cao, phổ biến rộng rãi. Nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giả mạo nhãn mác trong kinh doanh.

Ðội QLTT số 5 kiểm tra cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ.

Xử lý nghiêm vi phạm

Thời gian qua, bằng biện pháp nghiệp vụ, Ðoàn kiểm tra Ðội QLTT số 5 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh) và Công ty Luật TNHH Phạm và Liên danh đã tổ chức kiểm tra đột xuất 3 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ.

Ông Ðỗ Thanh Tùng, Ðội trưởng QLTT số 5 cho biết: Thời điểm kiểm tra phát hiện 3 cửa hàng đang buôn bán nhiều phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha. Ðội đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gửi đi giám định. Sau khi thẩm tra, xác minh thông tin và căn cứ vào kết quả giám định, đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Cục QLTT tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở với tổng số tiền 18 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, gồm 186 đơn vị sản phẩm phụ tùng xe máy như: Má phanh, mặt nạ đồng hồ, vòng bi, vỏ yên, phớt vít, nắp sụn… với tổng trị giá hơn 4 triệu đồng.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua có hiện tượng một số doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam các mặt hàng chất lượng thấp, giá rẻ, không bảo đảm an toàn. Một số doanh nghiệp dùng thủ đoạn giả mạo bao bì, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của Việt Nam, thậm chí giả những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, để lừa dối người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những mặt hàng có vi phạm giả mạo xuất xứ phổ biến gồm: Thực phẩm, rau củ quả; hàng dệt may, giày dép, đồ chơi trẻ em; đồ dùng, thiết bị giáo dục; chất tẩy rửa, hàng gia dụng (đồ dùng nhà bếp, đồ nhựa, đồ dùng gia đình các loại), điện gia dụng (bóng đèn, dây điện, pin đèn...); đồ điện tử, thiết bị xây dựng...

Tăng cường đấu tranh

Ông Lò Ngọc Minh, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Công tác kiểm tra chú trọng đối tượng là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hoá khác thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn toàn tỉnh. Trong quá trình triển khai, 100% các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ truyền thống được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động ký kết không kinh doanh, bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhờ đó 100% các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2022 về kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không tái phạm.

Nhằm tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với vi phạm nhãn mác, các đội QLTT phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn được giao quản lý thường xuyên tổng hợp, đánh giá yếu tố đặc thù tại địa bàn. Ðồng thời, tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với toàn bộ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Ðặc biệt, tại địa bàn nổi cộm, tập trung nhiều hàng hóa như TP. Ðiện Biên Phủ và trung tâm các huyện, thị xã, hoạt động kiểm tra bảo đảm bảo mật thông tin, triển khai thực hiện đồng loạt, xử lý triệt để vi phạm, phòng ngừa hiệu quả vi phạm tái diễn. Lực lượng QLTT tăng cường vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại; UBND phường, xã, thôn, bản, làng nghề, hợp tác xã, hội, hiệp hội ngành nghề… nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra 308 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 172 vụ (giảm 18% so với cùng kỳ năm trước). Tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước trên 500 triệu đồng.

Thông qua việc tăng cường kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã góp phần không nhỏ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp, làm lành mạnh môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, phát huy tốt trách nhiệm quản lý địa bàn của công chức, đội QLTT địa bàn, nhất là trách nhiệm người đứng đầu đơn vị; phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong đấu tranh phòng chống vi phạm, tái phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mai Phương

 

Lượt xem: 189

Bình luận

Tin mới

[Infographic] 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
 

20/09/2024 16:56 206

Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.

Giấy tự làm thủ công được người Mông Tủa Chùa sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày tới nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Với các vùng miền khác nhau sẽ có kỹ thuật làm giấy khác nhau. Đối với nhiều nơi, nguyên liệu chính để làm giấy là từ cây giang non, còn đối với người Mông Tủa Chùa, giấy thủ công được làm từ cây dây nhớt với tỷ lệ làm ra khoảng 70% giấy. Cây dây nhớt rất dễ tìm, dễ thu hái, các khâu như đập dập, xay nhuyễn… đều không quá khó làm. Cây chỉ xuất hiện trong một mùa, vì vậy người dân thường thu hái nhiều nhất có thể, sau đó phơi khô, bảo quản thành nguyên liệu thô để dùng quanh năm.

Để tạo thành sản phẩm giấy phải trải qua nhiều công đoạn; đầu tiên sau khi lấy cây dây nhớt từ rừng về sẽ tách vỏ rồi đem luộc cùng tro bếp, càng ninh cùng nhiều tro bếp thì vỏ cây càng nhừ, thành phẩm làm ra càng trắng. Hỗn hợp sẽ được ninh khoảng 2 tiếng, khi vớt sẽ ngâm nước lạnh, giặt sạch sẽ rồi mang đi đập hoặc xay nhuyễn, sau đó pha với nước thành hỗn hợp đặc; đây là nguyên liệu tráng giấy của người Mông nơi đây.

Sau khi đã có nguyên liệu, người làm giấy sẽ tiến hành tráng hỗn hợp vào khuôn có chiều dài khoảng 2m; hỗn hợp được pha thêm cùng nước rồi rưới đều lên mặt khuôn, độ dày mỏng có đều hay không sẽ do sự khéo léo, đều tay của người làm giấy.

Khuôn làm giấy sau khi tráng sẽ được phơi nắng; sau khi khô sẽ là giấy thành phẩm với các đặc tính như dai, xốp và có màu trắng đục, bề mặt hơi nhám có những vết sần của gân vỏ cây đặc trưng của giấy thủ công dân tộc Mông.

Thông thường việc làm giấy trong cộng đồng dân tộc Mông sẽ do những người phụ nữ đảm nhiệm. Những tờ giấy thủ công được sử dụng để viết, trang trí nhà, cắt thành các hình thù sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào. Sản phẩm có chất lượng đẹp hay không thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng không vì thế mà nghề làm giấy thủ công bị mai một. Tại Tủa Chùa, giấy thủ công là một trong các mặt hàng được bày bán tại các phiên chợ vùng cao. Kỹ thuật làm giấy được truyền dạy qua các thế hệ phụ nữ Mông như một thói quen thể hiện tâm ý, lòng thành kính trong các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc.

Không chỉ được sử dụng để viết mà còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng, tín ngưỡng.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dây nhớt.
Sau khi bóc vỏ ninh cùng tro bếp sẽ được giặt sạch, đập hoặc xay nhuyễn.
Vỏ cây dây nhớt làm không hết sẽ được phơi khô, tích trữ để sử dụng quanh năm.
Hỗn hợp làm giấy được pha loãng tráng vào khuôn và đem phơi khô.
Được tích trữ và sử dụng quanh năm.
Giấy người Mông có vết sần của gân cây và màu trắng đục đặc trưng.
Giấy thủ công được cắt thành các hình dạng nhất định dùng để trang trí, thờ cúng trong các ngày lễ tết quan trọng của dân tộc Mông.

 

Trần Nhâm

 

20/09/2024 16:54 166

Bộ Nội vụ đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày.

Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chi Mai).

Cụ thể, Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh, Bộ Nội vụ đồng tình phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Về nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm sau, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực Nhà nước.

Theo ĐCSVN

 

20/09/2024 16:53 203

Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm