Chi tiết thông tin tin tức

Công điện của Chủ tịch UBND Điện Biên về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Ngày 06/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Công điện số 3973/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, để chủ động ứng phó với bão, lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh và các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh  tập trung thực hiện các nội dung:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý hổ chứa theo chức năng, nhiệm vụ đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, diễn biến tình hình mưa, bão, lũ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó bão, lũ với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để đàm bảo an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo có liên quan của UBND tỉnh.
2. Đề nghị đồng chí Bí thư và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tại các cấp trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, dân đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:
- Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân); chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
- Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết: kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu dễ sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả do bao, lũ nếu xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Triển khai biện pháp bao đảm an toàn hồ đập, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Xem xét trách nhiệm người dùng đầu các từ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trọng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống báo, lũ, xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão, lũ.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tái sản
3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, lũ, dự báo thông tin kịp thời cho các quan chức năng và ngư dân mất để chủ động chỉ đạo, triển khai triển khai công tác ứng phó.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đối với người và phương tiện tại khu khai thác khoáng sản, các mỏ và điểm mỏ, có phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa bùn thải để giảm nguy cơ rủi ro như tràn, vỡ đập chứa bùn thải khi có mưa lớn do ảnh hưởng của bão
5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ; chủ động, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
6. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các địa phương chỉ đạo vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, sông Mã, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp: khôi phục nhanh hệ thống điện bị sự cố, đảm bảo cấp điện, cấp nước an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn
8. Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xử lý các vấn để thuộc thẩm quyền liên quan đến về sinh môi trường, an toàn thực phẩm... do bão, mưa, lũ gây ra.
9. Các đơn vị quan lý hồ chứa thủy lợi Thủy điện và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động kiến tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình; cảnh báo sớm, kịp thời cho người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống đối với các hồ chứa xung yếu.
10. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tài theo quy định.
11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến bão, lũ để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.
12. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo nhiệm vụ được giao, báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
13. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp tình hình mưa, lũ và những thiệt hại (nếu có), báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh qua số điện thoại 3.825.351; email: vanphongpclbdienbien@gmail.com.
Công điện của Chủ tịch UBND Điện Biên về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Xem Chi Tiết Tại Đây

Lượt xem: 796

Bình luận

Tin mới

[Infographic] 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
 

20/09/2024 16:56 208

Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.

Giấy tự làm thủ công được người Mông Tủa Chùa sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày tới nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Với các vùng miền khác nhau sẽ có kỹ thuật làm giấy khác nhau. Đối với nhiều nơi, nguyên liệu chính để làm giấy là từ cây giang non, còn đối với người Mông Tủa Chùa, giấy thủ công được làm từ cây dây nhớt với tỷ lệ làm ra khoảng 70% giấy. Cây dây nhớt rất dễ tìm, dễ thu hái, các khâu như đập dập, xay nhuyễn… đều không quá khó làm. Cây chỉ xuất hiện trong một mùa, vì vậy người dân thường thu hái nhiều nhất có thể, sau đó phơi khô, bảo quản thành nguyên liệu thô để dùng quanh năm.

Để tạo thành sản phẩm giấy phải trải qua nhiều công đoạn; đầu tiên sau khi lấy cây dây nhớt từ rừng về sẽ tách vỏ rồi đem luộc cùng tro bếp, càng ninh cùng nhiều tro bếp thì vỏ cây càng nhừ, thành phẩm làm ra càng trắng. Hỗn hợp sẽ được ninh khoảng 2 tiếng, khi vớt sẽ ngâm nước lạnh, giặt sạch sẽ rồi mang đi đập hoặc xay nhuyễn, sau đó pha với nước thành hỗn hợp đặc; đây là nguyên liệu tráng giấy của người Mông nơi đây.

Sau khi đã có nguyên liệu, người làm giấy sẽ tiến hành tráng hỗn hợp vào khuôn có chiều dài khoảng 2m; hỗn hợp được pha thêm cùng nước rồi rưới đều lên mặt khuôn, độ dày mỏng có đều hay không sẽ do sự khéo léo, đều tay của người làm giấy.

Khuôn làm giấy sau khi tráng sẽ được phơi nắng; sau khi khô sẽ là giấy thành phẩm với các đặc tính như dai, xốp và có màu trắng đục, bề mặt hơi nhám có những vết sần của gân vỏ cây đặc trưng của giấy thủ công dân tộc Mông.

Thông thường việc làm giấy trong cộng đồng dân tộc Mông sẽ do những người phụ nữ đảm nhiệm. Những tờ giấy thủ công được sử dụng để viết, trang trí nhà, cắt thành các hình thù sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào. Sản phẩm có chất lượng đẹp hay không thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng không vì thế mà nghề làm giấy thủ công bị mai một. Tại Tủa Chùa, giấy thủ công là một trong các mặt hàng được bày bán tại các phiên chợ vùng cao. Kỹ thuật làm giấy được truyền dạy qua các thế hệ phụ nữ Mông như một thói quen thể hiện tâm ý, lòng thành kính trong các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc.

Không chỉ được sử dụng để viết mà còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng, tín ngưỡng.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dây nhớt.
Sau khi bóc vỏ ninh cùng tro bếp sẽ được giặt sạch, đập hoặc xay nhuyễn.
Vỏ cây dây nhớt làm không hết sẽ được phơi khô, tích trữ để sử dụng quanh năm.
Hỗn hợp làm giấy được pha loãng tráng vào khuôn và đem phơi khô.
Được tích trữ và sử dụng quanh năm.
Giấy người Mông có vết sần của gân cây và màu trắng đục đặc trưng.
Giấy thủ công được cắt thành các hình dạng nhất định dùng để trang trí, thờ cúng trong các ngày lễ tết quan trọng của dân tộc Mông.

 

Trần Nhâm

 

20/09/2024 16:54 166

Bộ Nội vụ đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày.

Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chi Mai).

Cụ thể, Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh, Bộ Nội vụ đồng tình phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Về nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm sau, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực Nhà nước.

Theo ĐCSVN

 

20/09/2024 16:53 203

Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm