Chi tiết thông tin tin tức

Tiêm chủng ở “vùng lõm”

ĐBP - Khi ánh nắng cuối ngày tắt hẳn, những ngôi nhà lụp xụp ẩn hiện trong ánh đèn, thì cán bộ y tế ở xã biên giới Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ) lại hành trang lên đường về bản. Đi cùng họ hôm nay là đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã. Đều đặn hàng tháng, trước mỗi đợt tiêm chủng lại có một chiến dịch truyền thông đi tiền trạm. Mỗi chuyến đi, đều có đại diện chính quyền xã, bản tham gia. Mục đích nhằm tăng thêm độ uy tín, đồng thời làm cầu nối giúp bàn con dễ nghe, dễ hiểu và đồng thuận hơn.

 

Lẽ thường, ở các địa bàn thuận lợi, dân trí cao người dân sẽ tự ý thức và chủ động tham gia các chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo quyền lợi cho con em mình. Song, ở Na Cô Sa, đây dường như là chuyện hiếm.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song Na Cô Sa vẫn được xem là “vùng lõm” trong công tác tiêm chủng ở tỉnh Điện Biên, với tỷ lệ chỉ đạt bình quân trên 20%, thời điểm cao nhất đạt 37 - 38%. Để cải thiện con số này, bên cạnh công tác truyền thông, thì hiện nay, tiêm ngoại trạm và tiêm vét là những giải pháp đang được lực lượng y tế ở đây tích cực triển khai. 

Mặc dù nhà gần Trạm Y tế, song với nhiều lý do chị Giàng Thị Giống, bản Huổi Thủng 1 vẫn chưa thể đưa con đi tiêm theo lịch hẹn. Sau khi rà soát, lên danh sách những trường hợp như Giống, cán bộ trạm lại sắp xếp công việc, tranh thủ buổi tối xuống tận nhà tiêm cho trẻ, để đảm bảo đúng lịch. Chất lượng tiêm chủng cũng là mối quan tâm hàng đầu ở đây, bởi chỉ cần 1 trường hợp diễn biến theo chiều hướng xấu, thì những nỗ lực trong cả năm đều bỏ bể. Do vậy, mỗi trường hợp sẽ được dặn dò, theo dõi kỹ lưỡng.

Trạm y tế hiện có 6 cán bộ, trong khi dân số toàn xã là trên 6.700 người, sinh sống rải rác ở 11 bản, với hơn 90% là đồng bào theo đạo. Địa bàn phức tạp, công việc nhiều, áp lực lớn, song đúng với tinh thần “lương y như tử mẫu”, những cán bộ y tế ở đây vẫn kiên trì, nỗ lực mỗi ngày. Và đều đặn mỗi tháng, những chiến dịch tiêm chủng lại âm thầm diễn ra, với biết bao giọt mồ hôi lặng thầm trên con đường đầy trắc trở về bản…

Lượt xem: 156

Bình luận

Tin mới

[Infographic] 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
 

20/09/2024 16:56 208

Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.

Giấy tự làm thủ công được người Mông Tủa Chùa sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày tới nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Với các vùng miền khác nhau sẽ có kỹ thuật làm giấy khác nhau. Đối với nhiều nơi, nguyên liệu chính để làm giấy là từ cây giang non, còn đối với người Mông Tủa Chùa, giấy thủ công được làm từ cây dây nhớt với tỷ lệ làm ra khoảng 70% giấy. Cây dây nhớt rất dễ tìm, dễ thu hái, các khâu như đập dập, xay nhuyễn… đều không quá khó làm. Cây chỉ xuất hiện trong một mùa, vì vậy người dân thường thu hái nhiều nhất có thể, sau đó phơi khô, bảo quản thành nguyên liệu thô để dùng quanh năm.

Để tạo thành sản phẩm giấy phải trải qua nhiều công đoạn; đầu tiên sau khi lấy cây dây nhớt từ rừng về sẽ tách vỏ rồi đem luộc cùng tro bếp, càng ninh cùng nhiều tro bếp thì vỏ cây càng nhừ, thành phẩm làm ra càng trắng. Hỗn hợp sẽ được ninh khoảng 2 tiếng, khi vớt sẽ ngâm nước lạnh, giặt sạch sẽ rồi mang đi đập hoặc xay nhuyễn, sau đó pha với nước thành hỗn hợp đặc; đây là nguyên liệu tráng giấy của người Mông nơi đây.

Sau khi đã có nguyên liệu, người làm giấy sẽ tiến hành tráng hỗn hợp vào khuôn có chiều dài khoảng 2m; hỗn hợp được pha thêm cùng nước rồi rưới đều lên mặt khuôn, độ dày mỏng có đều hay không sẽ do sự khéo léo, đều tay của người làm giấy.

Khuôn làm giấy sau khi tráng sẽ được phơi nắng; sau khi khô sẽ là giấy thành phẩm với các đặc tính như dai, xốp và có màu trắng đục, bề mặt hơi nhám có những vết sần của gân vỏ cây đặc trưng của giấy thủ công dân tộc Mông.

Thông thường việc làm giấy trong cộng đồng dân tộc Mông sẽ do những người phụ nữ đảm nhiệm. Những tờ giấy thủ công được sử dụng để viết, trang trí nhà, cắt thành các hình thù sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào. Sản phẩm có chất lượng đẹp hay không thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng không vì thế mà nghề làm giấy thủ công bị mai một. Tại Tủa Chùa, giấy thủ công là một trong các mặt hàng được bày bán tại các phiên chợ vùng cao. Kỹ thuật làm giấy được truyền dạy qua các thế hệ phụ nữ Mông như một thói quen thể hiện tâm ý, lòng thành kính trong các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc.

Không chỉ được sử dụng để viết mà còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng, tín ngưỡng.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dây nhớt.
Sau khi bóc vỏ ninh cùng tro bếp sẽ được giặt sạch, đập hoặc xay nhuyễn.
Vỏ cây dây nhớt làm không hết sẽ được phơi khô, tích trữ để sử dụng quanh năm.
Hỗn hợp làm giấy được pha loãng tráng vào khuôn và đem phơi khô.
Được tích trữ và sử dụng quanh năm.
Giấy người Mông có vết sần của gân cây và màu trắng đục đặc trưng.
Giấy thủ công được cắt thành các hình dạng nhất định dùng để trang trí, thờ cúng trong các ngày lễ tết quan trọng của dân tộc Mông.

 

Trần Nhâm

 

20/09/2024 16:54 166

Bộ Nội vụ đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày.

Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chi Mai).

Cụ thể, Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh, Bộ Nội vụ đồng tình phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Về nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm sau, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực Nhà nước.

Theo ĐCSVN

 

20/09/2024 16:53 203

Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm