Kiểm tra - Giám sát

Kiểm tra - Giám sát

Cảnh báo tình trạng Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây, lợi dụng thiệt hại do bão số 3 gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, đã xuất hiện Fanpage trên MXH Facebook giả mạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

 

Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp  vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác. Việc phát hiện và báo cáo các trang mạo danh, lừa đảo cũng là một cách để góp phần bảo vệ cộng đồng.

Sở cũng khuyến cáo các trang mạng xã hội không thông tin sai lệch về tình hình bão lũ tại địa phương. Những hành vi này sẽ bị xem xét xử lý nghiêm theo các quy định hiện hành của pháp luật. Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.

Sở TT&TT đề nghị người dân bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo bằng cách: Kiểm tra kỹ thông tin về các tài khoản kêu gọi quyên góp, ưu tiên các nguồn chính thức; Chia sẻ thông tin cảnh báo với người thân, bạn bè để cùng nâng cao ý thức cảnh giác; Báo cáo với các cơ quan chức năng khi phát hiện các trang Fanpage hoặc tài khoản cá nhân có dấu hiệu lừa đảo.

Cảnh báo trang Fanpage mạo danh Hội Chữ Thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ - Ảnh 2.

Đây là Fanpage chính thức của Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Quảng Ninh

 
PV

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3- Ảnh 1.

Dự báo diễn biến bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát lúc 11h ngày 3/9/2024

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sáng nay (ngày 03 tháng 9 năm 2024), cơn bão có tên quốc tế là YAGI đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippin) vào khu vực đông bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12.

Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.

Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương nêu trên chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:

a) Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo:

1). Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

2). Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

3). Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

b) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:

1). Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.

2). Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

3). Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

c) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:

1). Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

2). Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

3). Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

4). Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

5. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

6. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

7. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

8. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… do bão, mưa, lũ gây ra.

9. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai Công điện này.

10. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh./.

 

Quy định về xếp lương với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức

Quy định về xếp lương với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức- Ảnh 1.
 

Xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức kể từ ngày 07/12/2023

1- Trường hợp đang xếp lương theo các bảng lương quy định của nhà nước thì việc xếp lương tương ứng với từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức thực hiện như sau:

+ Trường hợp đang xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của công chức hoặc viên chức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009, Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07/3/2012, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21/7/2016) thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức;

+ Trường hợp đang xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân và cơ yếu hoặc đang xếp lương theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân hoặc theo các bảng lương đối với người làm công tác cơ yếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6, khoản 7 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

+ Trường hợp là người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước được xếp lương theo hệ số mức lương của người quản lý công ty chuyên trách quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2018/TT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi khoản 8 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV.

2- Trường hợp đã xếp lương theo các bảng lương quy định của nhà nước, sau đó chuyển công tác ra khu vực tư (chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần) và có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì việc xếp lương tương ứng với từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức thực hiện như sau:

Căn cứ vào hệ số lương tại thời điểm chuyển công tác ra khu vực tư thực hiện việc chuyển xếp theo quy định tại mục 1 nêu trên và thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi chuyển ra công tác ở khu vực tư được tính sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương từ loại A0 trở lên hoặc sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B được xếp lên 01 bậc lương hoặc hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương từ loại A0 trở lên) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) còn lại được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

3- Trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại mục 1, 2 nêu trên thì thực hiện xếp lương và xác định thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận như sau:

+ Về xếp lương:

Căn cứ vào tổng thời gian hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) trừ đi thời gian tập sự tính theo quy định của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, thời gian còn lại làm căn cứ để xếp lương ở chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, tiếp nhận như sau: Tính từ bậc 1 của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại A0, loại A1 hoặc sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B được xếp lên 1 bậc lương.

Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương loại A0, loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong chức danh được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận.

+ Về xác định thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận:

Trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật được tính để xếp lương vào hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận quy định tại khoản này thì thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm được tính kể từ ngày có cùng trình độ đào tạo hoặc có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.

4- Các trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức và được xếp lương theo quy định tại mục 1, 2 nêu trên nếu trong thời gian công tác trước đó có năm công tác được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật mà chưa bị kéo dài thời gian nâng bậc lương theo quy định thì thời gian không được tính để xếp lương thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Thông tư nêu rõ, trường hợp quyết định tiếp nhận, tuyển dụng được ban hành từ ngày 07/12/2023 trở về sau thì thời gian hưởng và thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày có quyết định xếp lương khi tuyển dụng, tiếp nhận của cấp có thẩm quyền. Không áp dụng việc xếp lương theo Thông tư này đối với các trường hợp đang là viên chức được xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/8/2024.

Minh Hiển

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Tuần qua, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống kê 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, đặc biệt gây thiệt hại nghiêm trọng lên đến 15 tỷ đồng.
 

Quảng Ninh: Mất trắng gần 15 tỷ đồng vì tham gia cá cược trên mạng

Ngày 29/5, Công an TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đang điều tra theo trình báo của người dân về việc bị lừa hơn 14,7 tỷ đồng vì tham gia cá cược trên mạng internet.

Theo nội dung trình báo, khoảng tháng 3/2024, thông qua mạng xã hội Facebook, bà T. có quen biết một người đàn ông tự giới thiệu là Lê Hữu Nam (44 tuổi, trú tại Q.4, TP.HCM). Sau đó, ông Nam cho biết bản thân là kỹ sư phần mềm, đang được mời sang Singapore làm việc trong casino và đã phát hiện ra lỗ hổng của trang web walkerhill-vip1.com (chuyên về các trò chơi có thưởng), có thể lợi dụng lỗ hổng này để kiếm tiền. Đối tượng lấy lý do đang ở nước ngoài nên nhờ bà T. đăng nhập và chủ động chuyển khoản rồi nhờ bà T. nạp tiền giúp vào tài khoản. Sau đó hướng dẫn bà T. tham gia các trò chơi trên trang web và kết quả luôn thắng tại những thời điểm mà người này chỉ dẫn. Khi thấy bà T. đã tin tưởng vào việc phát hiện lỗ hổng để có thể chơi thắng một cách dễ dàng, Nam bắt đầu rủ người phụ nữ nạp tiền chung vào tài khoản của Nam để cùng chơi rồi ăn chia số tiền thu được.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua - Ảnh 1.

Tin tưởng người đàn ông quen biết qua mạng xã hội Facebook, bà Nguyễn Thị T. sau đó đã vay mượn tiền của người thân, bạn bè để dốc tiền nạp vào hơn 14,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, một thời gian sau thì bà T. thấy tài khoản Facebook Lê Hữu Nam đã bị xóa và cũng không liên lạc được với người này. Bà T. vào tận TP.HCM tìm kiếm người mang tên Lê Hữu Nam theo những thông tin mình có được nhưng không thành.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các lời chào mời tham gia đầu tư trên mạng xã hội đặc biệt là của những đối tượng lạ. Tuyệt đối không tham gia vào các group chat, không kết bạn làm quen với những đối tượng có dấu hiệu chào mời đầu tư hoặc giao dịch liên quan đến tài chính. Không đầu tư vào các website, app khi chưa tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị chủ quản. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức để tránh bị đánh cắp phục vụ cho những hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp nghi vấn hay phát hiện ra các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết và xử lý kịp thời.

Người dân tiếp tục bị lừa 600 triệu đồng với dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo

Bị đối tượng xấu giả danh người quen lừa vay 6 triệu đồng, một phụ nữ ở Nghệ An lên mạng nhờ "dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo" để lấy lại số tiền đã mất, thì bị lừa tiếp 600 triệu đồng.

Ngày 28/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận trình báo của một phụ nữ hơn 50 tuổi ngụ ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 600 triệu đồng qua mạng xã hội.

Theo đơn trình báo, trước đó người phụ nữ này nhận tin nhắn qua Messenger của một người quen. Người này gọi điện trò chuyện, gọi đúng tên của bà và một số người thân trong gia đình nên bà tin tưởng, chuyển cho người gọi điện số tiền 6 triệu đồng. Sau đó, người phụ nữ này phát hiện tài khoản Facebook của mình đã bị đối tượng xấu chiếm đoạt và người vay tiền không phải là người quen mà đó là chiêu trò lừa đảo của tội phạm.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua - Ảnh 2.

Ngay sau đó, nạn nhân thấy Fanpage mạo danh Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đăng bài cảnh báo cùng với lời giới thiệu "hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo". Do tin rằng trang này là chính thống, nạn nhân đã nhắn tin, trình bày với mong muốn lấy lại được tiền đã mất. Sau khi tạo một tài khoản theo đường link được gửi và thực hiện các thao tác do "cán bộ cục an ninh" hướng dẫn, người phụ nữ này thấy tài khoản của mình báo nhận được 1,5 triệu đồng. Tiếp đó, bên kia, "cán bộ cục an ninh" khẳng định số tiền đã về tài khoản nhưng do vướng thủ tục tất toán, đề nghị bà nộp một khoản tiền "bảo đảm" để rút về. Số tiền này sẽ được hoàn trả lại.

Người phụ nữ này sau đó đã làm theo hướng dẫn và đã chuyển khoản nộp 600 triệu đồng cho "cán bộ cục an ninh". Nạn nhân đã bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.

Để ngăn chặn tình trạng trên tiếp tục tái diễn, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin tưởng và sử dụng những dịch vụ trên mạng xã hội. Không thực hiện giao dịch hay chuyển tiền khi chưa xác minh được rõ danh tính của đối tượng, đặc biệt là những dịch vụ "lấy lại tiền bị lừa đảo". Cảnh giác với các trang mạng xã hội, những cuộc gọi hoặc tin nhắn giả danh cán bộ công an, cơ quan nhà nước hay luật sư. Không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Trường hợp nghi vấn hay phát hiện ra các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết và xử lý kịp thời.

Cảnh báo website giả mạo chuyên trang hoa học trò điện tử

Mới đây, xuất hiện một trang web tự xưng là "Thư viện Hoa Học Trò", có địa chỉ hoahoctro.edu.vn, đang có những hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử, Báo Tiền Phong (địa chỉ: hoahoctro.tienphong.vn).

Trang web trên đã sử dụng địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tòa soạn Chuyên trang Hoa Học Trò, Báo Tiền Phong để đưa vào phần chân trang, gây nhầm lẫn cho bạn đọc. Bên cạnh đó, trang web giả mạo trên còn đăng tải nhiều thông tin sai sự thật, gây ra sự nhầm lẫn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử nói riêng, Báo Tiền Phong nói chung.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua - Ảnh 3.

Cụ thể, trang web giả mạo này đã đăng thông tin sai lệch về trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), gây hiểu lầm trong cộng đồng và làm tổn hại đến danh tiếng của trường cũng như uy tín của tòa soạn.

Hành vi giả mạo Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử của những đối tượng quản trị trang web giả mạo trên đã gây phương hại lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của Báo Tiền Phong, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về bản quyền, và có thể khiến bạn đọc nhầm lẫn khi tìm kiếm thông tin, truy cập Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử.

Chuyên trang Hoa Học Trò Online chỉ có một địa chỉ website chính thức là: hoahoctro.tienphong.vn.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu nhận biết các website giả mạo để tránh nguy cơ sập bẫy lừa đảo từ các nguồn thông tin không chính thống.

Ma - Rốc: Cảnh giác nhóm đối tượng lợi dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây nhằm chiếm đoạt tài sản

Mới đây, Microsoft đã đưa ra cảnh báo về một nhóm tội phạm mạng vì hành vi đánh cắp thẻ quà tặng của các đại lý bán hàng thông qua dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây. Nhóm đối tượng có trụ sở tại Ma-rốc, mang danh là Storm-0539 hoặc Atlas Lion và hoạt động dưới danh nghĩa là tổ chức phi lợi nhuận.

Nhóm tội phạm chủ yếu tập trung vào đối tượng là những nhân viên hoặc bộ phận đảm nhiệm vai trò kiểm soát các cuộc giao dịch và phân phát thẻ quà tặng. Không chỉ chiếm đoạt thông tin cá nhân của nhân viên làm việc tại các đại lý, mà còn lấy cắp mật khẩu và mã khóa SSH (giao thức truy cập máy tính từ xa), thông tin này có thể sử dụng để bán ra qua các hình thức trực tuyến, hoặc sử dụng cho cuộc tấn công tiếp theo.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua - Ảnh 4.

Theo cảnh báo từ FBI, vào giữa tháng 5/2024, nhóm đối tượng đã nhiều lần thành công phá vỡ hàng rào bảo mật hai lớp của các thiết bị điện thoại di động, từ đó truy cập vào hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây của nạn nhân.

Mục tiêu mà nhóm tội phạm nhắm tới là những cuộc giao dịch bị lỗi hoặc thẻ quà tặng dành cho khách hàng. Với việc những chiếc thẻ quà tặng thường có giá trị từ 50 cho đến 100$, con số mà các công ty phải chịu tổn thất từ các những cuộc tấn công có thể lên tới 100.000$.

Ông Emiel Haeghebaert - chuyên gia xử lý dữ liệu và mối nguy tại Microsoft - cho biết đứng đằng sau các vụ việc này là một nhóm đối tượng khoảng 12 người, chúng nắm bắt rất rõ phương thức hoạt động và bảo mật của hệ thống lưu trữ đám mây. Điều đặc biệt là nhóm này không sử dụng mã độc để tấn công.

Bên cạnh đó, nhóm tội phạm hoạt động dưới danh nghĩa là các tổ chức phi lợi nhuận, như là những trung tâm dành cho động vật đi lạc, hoặc các tổ chức từ thiện với phạm vi hoạt động tại Mỹ và các nước Châu Âu. Thậm chí, nhóm đối tượng còn làm giả giấy chứng nhận của Sở Thuế vụ, nhằm tạo dựng sự uy tín cũng như lợi dụng những đặc quyền mà các tổ chức phi lợi nhuận có được như việc sử dụng dịch vụ đám mây với giá thành rẻ hơn, thậm chí là miễn phí, từ đó tạo ra các máy chủ ảo nhằm lưu trữ dữ liệu chiếm đoạt được. Ngoài ra, Storm-0539 còn sử dụng danh sách gửi thư của công ty nội bộ để phát tán các tin nhắn lừa đảo sau khi giành được quyền truy cập ban đầu, làm tăng thêm tính xác thực cho các cuộc tấn công.

Trước vụ việc trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo các cơ quan, tổ chức nên đặc biệt chú trọng vào công tác bảo mật an ninh mạng. Tổ chức các buổi tập huấn, khuyến khích đội ngũ nhân viên tích cực cập nhật tình hình về các hình thức lừa đảo cũng như biện pháp để phòng tránh và giảm thiểu rủi ro khi gặp phải trường hợp tương tự. Hạn chế tối đa lưu trữ các thông tin quan trọng trong hệ thống đám mây, quản lý chặt chẽ hoạt động trực tuyến của các thành viên trong công ty như lịch sử duyệt web, thời gian hoạt động, đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội,... nhằm phục vụ mục đích truy vết tội phạm nếu xảy ra những cuộc tấn công.

Canada: rao bán hàng trực tuyến, người phụ nữ suýt rơi vào bẫy lừa đảo tinh vi

Hiện nay, trên không gian mạng ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Sandra Pond (trú tại thành phố Fredericton, Canada) đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bà rao bán chiếc bàn của mình trên nền tảng mạng xã hội Facebook.

Nhanh chóng sau khi đăng tải bài viết, bà Pond nhận được tin nhắn của một người lạ. Người này nói rằng mình không thể đến xem hàng trực tiếp vì đang không ở trong cùng thị trấn với bà, thế nhưng vì rất muốn được sở hữu chiếc bàn nên người này đã yêu cầu gửi tiền thông qua Interac e-Transfer - một dịch vụ giao dịch tiền trực tuyến tại Canada. Dịch vụ cho phép người dùng chuyển tiền thông qua địa chỉ email hoặc tin nhắn điện thoại.

Sau khi gửi địa chỉ email cho đối tượng, bà Pond lập tức nhận được một thông báo về việc có một giao dịch qua Interac e-Transfer đang chờ được xác nhận. Nhẹ dạ cả tin, bà quyết định làm theo các bước mà thông báo hướng dẫn nhằm thực hiện giao dịch chuyển tiền. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục, một ký tự vòng tròn hiện lên, nói rằng quá trình đang được xử lý và yêu cầu người truy cập chờ ít phút.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua - Ảnh 5.

Trong lúc chờ đợi, bà Pond nói rằng có một email được gửi đến với yêu cầu xác thực thay đổi mật khẩu. Cảm thấy nghi ngờ, bà quyết định thoát khỏi màn hình chờ và lập tức gọi điện cho ngân hàng để xác thực. Phía ngân hàng nói rằng họ đã khóa tài khoản của bà vì nhận thấy có giao dịch đáng ngờ lên tới 3.000$. Họ cũng nói thêm rằng nếu không phát hiện kịp thời, kẻ lừa đảo có thể sử dụng tài khoản để chuyển thêm những khoản tiền lớn hơn bất cứ khi nào hắn muốn.

David Shipley - chuyên gia an ninh mạng tại Trung tâm phòng chống lừa đảo Canada, cho biết đâylà hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây. Ông cho biết màn hình chờ mà bà Pond gặp phải thực chất là một đoạn video lặp lại, kẻ lừa đảo lợi dụng lúc đó để đánh cắp thông tin ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản của chúng. Ông nói rằng việc bà Pond quyết định chia sẻ câu chuyện là vô cùng quan trọng.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cảnh giác khi tham gia giao dịch với bất cứ người lạ nào trên mạng. Đối với việc mua bán trực tuyến, người dân nên ưu tiên giao dịch trực tiếp với người mua, tuyệt đối không chuyển tiền trước. Trong trường hợp người mua và bán ở cách xa nhau, người dân được khuyến cáo sử dụng các dịch vụ vận chuyển uy tín như Viettel Post, GHTK,... nhằm hạn chế các rủi ro về lừa đảo. Người bán cũng cần xác định rõ danh tính của người mua, lưu trữ các đoạn tin nhắn, bằng chứng giao dịch nhằm phục vụ cho quá trình xử lý và truy vết đối tượng nếu có xảy ra hành vi lừa đảo./

 
Thảo Anh

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định 42/QĐ-BCĐCCHC ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo này.

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung- Ảnh 1.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính của các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính.

Rà soát, sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục các quy định pháp luật chồng chéo, bất cập

Trong đó, về xây dựng thể chế, chính sách, các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đồng bộ, khả thi; ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết; tăng cường nguồn lực và kinh phí cho công tác tư pháp.

Rà soát, sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục các quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.

Ưu tiên nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ khung khổ pháp lý thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thực hiện có hiệu quả Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, phù hợp với nhiệm vụ chung của cả giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện tốt Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất các giải pháp nhằm nâng cao điểm số và nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số Bl).

Nghiên cứu, xây dựng chế độ, chính sách đặc thù cho người làm công tác thể chế.

Ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính, các bộ, ngành rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tổng thể cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh đang là rào cản, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Chủ động nghiên cứu, rà soát, kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn.

Rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, không phù hợp thực tiễn; bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung.

Cập nhật đầy đủ, chính xác và công khai kịp thời quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, kết quả rà soát, chi phí tuân thủ, phương án cắt giảm, đơn giản hóa; thực hiện tham vấn các tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu tác động về chính sách, quy định; tiếp nhận, tổng hợp, tiếp thu, giải trình, phản hồi, cập nhật kết quả xử lý đối với ý kiến góp ý, vướng mắc, đề xuất của tổ chức, cá nhân về chính sách, quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý và công khai trên cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.

Các bộ, cơ quan rà soát, điều chỉnh, thống nhất phương án đơn giản hóa, lộ trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã giao tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ giai đoạn 2017 - 2018, bảo đảm phù hợp với hiện trạng kết nối, quản lý, khai thác dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư trong năm 2024.

Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính

Về cải cách chế độ công vụ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Bộ Nội vụ hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phó tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiểu sao cho đúng việc chặn điện thoại 2G 'cục gạch' từ 1/3?

Trường hợp nào điện thoại "cục gạch" sẽ bị chặn nhập mạng từ 1/3?

Như VietNamNet đã đưa tin, từ ngày 1/3/2024, các máy điện thoại di động mặt đất 2G không chứng nhận hợp quy sẽ không được phép kết nối vào mạng di động.

Doanh nghiệp viễn thông sẽ không cho phép nhập mạng mới các máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G Only), không thuộc danh sách các máy điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ TT&TT công bố.

Để làm rõ, VietNamNet đã liên hệ với Cục Viễn thông nhằm giúp độc giả hiểu đúng thông tin. Theo lý giải từ Cục Viễn thông, khi người dân đi mua một SIM hòa mạng mới, nếu điện thoại họ đang sử dụng là điện thoại 2G “cục gạch” (có thể cũ hoặc mới), không nằm trong danh sách được cấp giấy chứng nhận hợp quy, họ sẽ bị từ chối nhập mạng.

Điều này cũng có nghĩa, với những máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ 2G (2G Only), đã lưu hành ở Việt Nam từ lâu và có chứng nhận hợp quy, người dùng vẫn có thể lắp SIM mới để hòa mạng bình thường.

Như vậy, chỉ khi người dùng kích hoạt SIM mới, nhưng sử dụng điện thoại “cục gạch” không nằm trong danh sách mà Cục Viễn thông công bố, họ mới không được phép hòa mạng. Những thiết bị không hợp quy này có thể hiểu là thiết bị xách tay, nhập lậu hoặc nhập về Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

Nếu sở hữu điện thoại 2G trong danh sách có chứng nhận hợp quy, người dân vẫn có thể sử dụng bình thường sau ngày 1/3. Tuy vậy, người dùng nên có kế hoạch chuyển đổi bởi các thuê bao 2G Only sẽ dần bị loại ra khỏi mạng lưới.

Nếu sở hữu điện thoại 2G trong danh sách có chứng nhận hợp quy, người dân vẫn có thể sử dụng bình thường sau ngày 1/3. Tuy vậy, người dùng nên có kế hoạch chuyển đổi bởi các thuê bao 2G Only sẽ dần bị loại ra khỏi mạng lưới.

Để thực hiện chủ trương, định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư quy định cấm nhập khẩu, lưu thông điện thoại chỉ có kết nối 2G. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tình trạng thiết bị 2G Only được xách tay, nhập lậu.

Khi được hỏi về vấn đề thiết bị 2G trôi nổi trên thị trường, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, qua thực tế kiểm tra một số điểm bán thiết bị tại các tỉnh, thành phố của Thanh tra Bộ, vẫn còn việc buôn bán các thiết bị 2G không được nhập khẩu chính thức, bên cạnh đó là các mẫu điện thoại 2G cũ.

Với thực tế này, Cục Viễn thông sẽ tích cực truyền thông và phối hợp với các nhà mạng để rà soát thiết bị mới đăng ký hòa mạng. Điều này nhằm đảm bảo các thuê bao không đúng quy định sẽ không được phép hòa mạng mới.

Với người dùng có nhu cầu sử dụng điện thoại "cục gạch", họ vẫn có thể tìm mua các mẫu feature phone hỗ trợ kết nối 4G.

Khi nào Việt Nam sẽ tắt sóng 2G?

Việc chặn hòa mạng mới các thiết bị 2G không hợp chuẩn từ 1/3 chỉ là một giải pháp trong lộ trình thực hiện định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh tại Việt Nam.

Theo bà Vũ Thu Hiền, Trưởng Phòng Chính sách và Quy hoạch Tần số (Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT), đến tháng 9/2024, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trên mạng di động sẽ không còn thuê bao 2G Only.

Thế nhưng, trên thị trường hiện có một số thuê bao smartphone 3G, 4G thời kỳ đầu, chưa tích hợp tính năng VoLTE, những mẫu điện thoại này buộc phải gọi thoại qua nền tảng 2G, 3G và vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến tháng 9/2026.

Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống mạng 2G tại Việt Nam vẫn duy trì nhưng không phát triển thêm thuê bao mới. Trong 2 năm này, hệ thống mạng 2G chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ thoại cho các thuê bao 3G, 4G không có tính năng VoLTE.

Việc duy trì băng tần 900 MHz cho 2G đến năm 2026 là sự chuyển đổi mềm, giúp các thuê bao di động có thời gian chuyển đổi phù hợp, đảm bảo duy trì hệ thống hợp lý. Đây là tiền đề để đến năm 2026 không còn hệ thống 2G trên mạng, chỉ còn 3G và 4G.

Trọng Đạt

Không bắt buộc cấp đổi GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu nhựa

 


 

Điện Biên TV - Thời gian qua, trước thông tin: "Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định giấy phép lái xe (GPLX) được cấp trước ngày 1-7-2012 phải được đổi sang GPLX mới, người có GPLX bằng vật liệu giấy nếu không đổi sang vật liệu PET (nhựa) thì sẽ phạt 6 triệu đồng và phải thi lại từ đầu…",   nhiều người dân đã đổ xô đi cấp, đổi lại GPLX mới. Vậy, để làm rõ được thông tin trên đúng hay sai, phóng viên đài chúng tôi đã phản thực tế tại bộ phận một cửa của Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Điện Biên.

Tại bộ phận một cửa của Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Điện Biên, hiện nay tình trạng người dân đổ xô đi cấp, đổi lại GPLX trước thông tin “người có GPLX bằng vật liệu giấy nếu không đổi sang vật liệu PET (nhựa) thì sẽ phạt 6 triệu đồng và buộc phải học và thi lại từ đầu…” đã không còn xảy ra.

1
Theo đại diện lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải cho biết: Hiện các GPLX bằng giấy bìa không thời hạn hoặc còn thời hạn vẫn sử dụng bình thường khi tham gia giao thông; và không bắt buộc người dân phải đổi GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu nhựa.

Ông Bùi Vĩnh Phú, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái cho biết: Những thông tin trên là sai và không đúng sự thật, hiện không có quy định nào yêu cầu bắt buộc người dân phải đổi GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu nhựa. Những giấy phép lái xe cũ vẫn còn giá trị sử dụng, và cơ quan chức năng chỉ khuyến khích đổi để phục vụ cho công tác chuyển đổi số.

Do giấy phép lái xe của mình đã đến hạn phải cấp, đổi, ông Đỗ Ngọc Lịch đã chủ động đến bộ phận một cửa của Sở Giao thông - Vận tải để tiến hành việc cấp, đổi lại theo quy định. Việc người dân chủ động đi cấp, đổi giấy phép lái xe khi đến hạn là cần thiết của cá nhân cũng như công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải cho biết: Hiện các GPLX bằng giấy bìa không thời hạn hoặc còn thời hạn vẫn sử dụng bình thường khi tham gia giao thông; và không bắt buộc người dân phải đổi GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu nhựa. Đặc biệt, người dân cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi thực hiện việc cấp, đổi lại. Tránh việc đi lại và những chi phí phát sinh không cần thiết./.

 

 

Văn Phú - Đức Bình/DIENBIENTV.VN

03 TTHC của Sở Xây dựng được ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi nộp hồ sơ trực tuyến

Ngày 06/12/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2006/QĐ-UBND phê duyệt 49 thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến; trong đó Sở Xây dựng có 02 TTHC được ưu tiên giải quyết trước hạn, cụ thể:

1. Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu hạng II, hạng III  (Thời hạn giải quyết sau khi cắt giảm là 19 ngày làm việc).

2. Cấp chứng nhận hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu hạng II, hạng III (Thời hạn giải quyết sau khi cắt giảm là 19 ngày làm việc).

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

 
25/12/2023  23:40
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện- Ảnh 1.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc. 

Công điện nêu: Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, một trong những yếu tố nền tảng và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện. Tuy nhiên, việc cung ứng điện thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó đã để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2023.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ giao:

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương:

a) Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 2240/VPCP-CN ngày 02 tháng 7 năm 2023, Công văn số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023, Công văn số 457/VPCP-CN ngày 06 tháng 11 năm 2023, Công điện số 782/CĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2023, trong đó tập trung các nhiệm vụ:

(1) Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt, nhất là công tác chuẩn bị sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm cuối mùa khô; tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

(2) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện, trong đó Bộ Công Thương thực hiện vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo xây dựng tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) để theo dõi, đôn đốc triển khai bám sát tiến độ, phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện toàn bộ công trình đường dây này trong tháng 6 năm 2024.

(3) Chỉ đạo tập trung nhân lực cao nhất để xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 12 năm 2023 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu…

(4) Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích, sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất.

b) Chỉ đạo việc thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh tác động đến cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phù hợp, hiệu quả; rà soát, xây dựng phương án dự phòng chủ động bảo đảm cung ứng đủ điện cho hệ thống điện miền Bắc trong thời gian chưa hoàn thành đưa vào vận hành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

2. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

a) Tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); khẩn trương xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án quan trọng, trọng điểm do EVN, PVN và TKV làm chủ đầu tư, đặc biệt là dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), chuỗi dự án khí - điện Lô B; nhà máy nhiệt điện Long Phú 1; khai thác có hiệu quả các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải – Trà Vinh..v.v.

b) Chỉ đạo, giám sát EVN, TKV, PVN tăng cường phối hợp hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc; chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc vận hành ổn định và khắc phục nhanh các sự cố (nếu có) đối với các nguồn điện của EVN, PVN và TKV.

3. Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

a) Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), bảo đảm hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6 năm 2024 để tăng cường nguồn cung ứng điện cho miền Bắc.

b) Tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện được giao làm chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

c) Chủ động trong công tác dự báo nhu cầu điện, theo dõi sát diễn biễn nhu cầu điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo để phối hợp xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia, vùng, miền bảo đảm cung ứng điện, tối ưu, đúng quy định.

d) Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị sản xuất điện ngay từ đầu năm 2024, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) cho phát điện đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Tập trung chỉ đạo công tác phối hợp giữa EVN với các cơ quan, công sở, các địa phương trong cả nước quyết liệt thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

e) Chủ động tích cực, kịp thời hơn nữa việc mua bán điện, nhất là năng lượng tái tạo theo quy luật thị trường và tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. không để lãng phí nguồn lực xã hội.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hỗ trợ EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2024 như các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

b) Chỉ đạo có các giải pháp kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cương quyết cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án nguồn và lưới điện trên địa bàn theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, quy hoạch, điện lực, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan đến năng lượng tái tạo.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện trên địa bàn; chủ động chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

5. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch, Tổng giám đốc PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực về các vấn đề liên quan vận hành các nhà máy điện là chủ đầu tư, vấn đề cung ứng đủ nhiên liệu khí, dầu, than cho phát điện theo chức năng, nhiệm vụ; thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

6. Các bộ, ngành, địa phương có liên quan, các Tập đoàn, Tổng công ty nêu trên cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định theo thẩm quyền các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo trung thực khách quan và đề xuất giải pháp giải quyết xử lý hiệu quả.

7. Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.

03 TTHC của Sở Công Thương được ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi nộp hồ sơ trực tuyến

Ngày 06/12/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2006/QĐ-UBND phê duyệt 49 thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến; trong đó Sở Công Thương có 03 TTHC (02 TTHC cấp tỉnh; 01 TTHC cấp huyện) được ưu tiên giải quyết trước hạn, cụ thể:

I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Đăng ký hoạt động khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thời hạn giải quyết sau khi cắt giảm là 4 ngày làm việc).

2.  Đăng ký sửa đổi bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thời hạn giải quyết sau khi cắt giảm là 4 ngày làm việc).

II. Thủ tục hành chính cấp huyện

Cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (Thời hạn giải quyết sau khi cắt giảm là 13 ngày làm việc).

Tin mới

[Infographic] 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
 

20/09/2024 16:56 185

Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.

Giấy tự làm thủ công được người Mông Tủa Chùa sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày tới nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Với các vùng miền khác nhau sẽ có kỹ thuật làm giấy khác nhau. Đối với nhiều nơi, nguyên liệu chính để làm giấy là từ cây giang non, còn đối với người Mông Tủa Chùa, giấy thủ công được làm từ cây dây nhớt với tỷ lệ làm ra khoảng 70% giấy. Cây dây nhớt rất dễ tìm, dễ thu hái, các khâu như đập dập, xay nhuyễn… đều không quá khó làm. Cây chỉ xuất hiện trong một mùa, vì vậy người dân thường thu hái nhiều nhất có thể, sau đó phơi khô, bảo quản thành nguyên liệu thô để dùng quanh năm.

Để tạo thành sản phẩm giấy phải trải qua nhiều công đoạn; đầu tiên sau khi lấy cây dây nhớt từ rừng về sẽ tách vỏ rồi đem luộc cùng tro bếp, càng ninh cùng nhiều tro bếp thì vỏ cây càng nhừ, thành phẩm làm ra càng trắng. Hỗn hợp sẽ được ninh khoảng 2 tiếng, khi vớt sẽ ngâm nước lạnh, giặt sạch sẽ rồi mang đi đập hoặc xay nhuyễn, sau đó pha với nước thành hỗn hợp đặc; đây là nguyên liệu tráng giấy của người Mông nơi đây.

Sau khi đã có nguyên liệu, người làm giấy sẽ tiến hành tráng hỗn hợp vào khuôn có chiều dài khoảng 2m; hỗn hợp được pha thêm cùng nước rồi rưới đều lên mặt khuôn, độ dày mỏng có đều hay không sẽ do sự khéo léo, đều tay của người làm giấy.

Khuôn làm giấy sau khi tráng sẽ được phơi nắng; sau khi khô sẽ là giấy thành phẩm với các đặc tính như dai, xốp và có màu trắng đục, bề mặt hơi nhám có những vết sần của gân vỏ cây đặc trưng của giấy thủ công dân tộc Mông.

Thông thường việc làm giấy trong cộng đồng dân tộc Mông sẽ do những người phụ nữ đảm nhiệm. Những tờ giấy thủ công được sử dụng để viết, trang trí nhà, cắt thành các hình thù sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào. Sản phẩm có chất lượng đẹp hay không thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng không vì thế mà nghề làm giấy thủ công bị mai một. Tại Tủa Chùa, giấy thủ công là một trong các mặt hàng được bày bán tại các phiên chợ vùng cao. Kỹ thuật làm giấy được truyền dạy qua các thế hệ phụ nữ Mông như một thói quen thể hiện tâm ý, lòng thành kính trong các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc.

Không chỉ được sử dụng để viết mà còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng, tín ngưỡng.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dây nhớt.
Sau khi bóc vỏ ninh cùng tro bếp sẽ được giặt sạch, đập hoặc xay nhuyễn.
Vỏ cây dây nhớt làm không hết sẽ được phơi khô, tích trữ để sử dụng quanh năm.
Hỗn hợp làm giấy được pha loãng tráng vào khuôn và đem phơi khô.
Được tích trữ và sử dụng quanh năm.
Giấy người Mông có vết sần của gân cây và màu trắng đục đặc trưng.
Giấy thủ công được cắt thành các hình dạng nhất định dùng để trang trí, thờ cúng trong các ngày lễ tết quan trọng của dân tộc Mông.

 

Trần Nhâm

 

20/09/2024 16:54 159

Bộ Nội vụ đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày.

Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chi Mai).

Cụ thể, Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh, Bộ Nội vụ đồng tình phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Về nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm sau, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực Nhà nước.

Theo ĐCSVN

 

20/09/2024 16:53 197

Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm