Kiểm tra - Giám sát

Kiểm tra - Giám sát

02 TTHC của Sở Giao thông vận tải được ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi nộp hồ sơ trực tuyến

 

Tại Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2023, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt 49 thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên thực hiện giải quyết, trả kết quả trước hạn khi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên; trong đó Sở Giao thông vận tải có 02 TTHC được ưu tiên giải quyết trước hạn, cụ thể:

1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu: Thời gian giải quyết theo quy định là 9 ngày làm việc; thời gian giải quyết sau khi cắt giảm là 8 ngày giải quyết (tỷ lệ cắt giảm 11%).

2. Cấp lại Giấy phép xe tập lái: Thời gian giải quyết theo quy định là 3 ngày làm việc; thời gian giải quyết sau khi cắt giảm là 2 ngày giải quyết (tỷ lệ cắt giảm 33,33%).

Lợi dụng giao dịch cá nhân ngân hàng và ví điện tử để kinh doanh phi pháp

Việc dùng các hình thức giao dịch cá nhân với nhau giúp các đối tượng kinh doanh phi pháp cung cấp các dịch vụ như game cờ bạc, livestream “sex”... hay các dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Với việc sử dụng hình thức chuyển tiền giữa cá nhân với nhau qua ví điện tử, tài khoản ngân hàng, đang giúp các đối tượng kinh doanh phi pháp tại Việt Nam thu lợi bất chính. Các giao dịch này được thực hiện nhanh chóng, tức thời, các ngân hàng cũng như các tổ chức ví điện tử rất khó có thể xác định được mục đích của giao dịch chuyển tiền để ngăn chặn. VietNamNet xin giới thiệu chuỗi bài viết về vấn đề này.

Nhiều hình thức kinh doanh vi phạm pháp luật trên không gian mạng

“Game bài đổi thưởng” hay game cờ bạc là một trong những “tệ nạn” tại Việt Nam hiện nay. Theo đó, người dùng có thể lên các kho ứng dụng như Apple Store hay Google Play để tải về tham gia chơi đánh bạc một cách thoải mái. Thậm chí các hình thức game cờ bạc còn được quảng cáo rầm rộ trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, trong thời gian dài vừa qua và có dấu hiệu tăng lên gần đây.

Đã có rất nhiều vụ án và các đối tượng liên quan đến hình thức đánh bạc này đã bị cơ quan công an bắt giữ. Có vụ số tiền thu được từ hoạt động vi phạm pháp luật lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, nhưng tình trạng trên vẫn không thuyên giảm.

Game bài đổi thưởng, một trong những hình thức đánh bạc trên mạng.

Các cơ quan quản lý, đặc biệt là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT, đã liên tục lên án hình thức game cờ bạc, thậm chí yêu cầu các kho ứng dụng hay các bên thanh toán phải gỡ bỏ hoặc chặn thanh toán. Tuy nhiên, số lượng game trên các kho ứng dụng vẫn còn rất lớn.

Bên cạnh game cờ bạc, nhiều hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật trên không gian mạng khác tại Việt Nam vẫn diễn ra. Chẳng hạn như hình thức livestream sex thu tiền và kêu gọi người tham gia chơi tài xỉu, hay các sòng bạc trực tuyến. Các website cá độ bóng đá, hay hình thức kinh doanh forex mà ở đó có sự xuất hiện của các sàn quốc tế như exness, Mitrade kêu gọi người Việt Nam đầu tư, các sàn mua bán tiền ảo cho phép trao đổi tiền mã hoá thông qua hình thức giao dịch ngân hàng…

Lợi dụng hình thức giao dịch cá nhân để hoạt động vi phạm pháp luật

Để tham gia “game bài đổi thưởng” người chơi sẽ tải các game cờ bạc về điện thoại của mình trên các kho ứng dụng. Khi đăng ký tham gia vào chơi game, người chơi sẽ được tặng một số lượng giới hạn các đơn vị tiền ảo trong game như xu, xèng, tiền vàng… Khi thua hết số lượng này hoặc muốn chơi số tiền lớn hơn, người chơi sẽ phải nạp thêm tiền.

Hiện các hình thức game cờ bạc đang cung cấp các hình thức thanh toán gồm chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, nạp tiền thông qua ví MoMo hoặc thẻ cào điện thoại (chiết khấu 19-20%). Đáng chú ý, khi chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hay ví điện tử MoMo, thì tài khoản nhận là những tài khoản cá nhân và thay đổi liên tục, tuỳ từng game của các bên cung cấp mà nội dung chuyển khoản sẽ là một đoạn mã ký tự riêng biệt.

Cách thức nạp tiền của một dịch vụ kinh doanh phi pháp trên mạng, các giao dịch được thực hiện là giao dịch cá nhân.

Hình thức livestream sex cung cấp các dịch vụ nạp tiền phong phú hơn, bao gồm chuyển thẻ ngân hàng, chuyển khoản, Bank QR Code, E-Banking, thẻ cào điện thoại. Bên cạnh đó là nạp tiền thông qua các ví điện tử như MoMo, ZaloPay, Viettel Pay và thậm chí có cả tiền mã hoá USDT.

Tương tự như game cờ bạc, để nạp tiền tham gia vào các dịch vụ, người dùng cũng sẽ chọn các hình thức thanh toán do các ứng dụng này cung cấp. Khi chọn hình thức là chuyển khoản ngân hàng hay ví điện tử, các tài khoản nhận cũng sẽ liên tục thay đổi, đi kèm nội dung chuyển khoản là các đoạn mã số riêng biệt đối với từng người. Ngay sau khi người dùng tiến hành thanh toán, lập tức trong tài khoản của mình sẽ hiện ra số tiền ảo tương đương.

Cách thức nạp tiền vào các sàn forex vi phạm pháp luật tại Việt Nam như exness cũng tương tự. Với hình thức nạp tiền qua Internet Banking hay chuyển khoản ngân hàng, khi người dùng tiến hành chọn ngân hàng gửi tiền, nền tảng này sẽ hiện thông báo: “Tiền sẽ được nạp vào một tài khoản ngân hàng cá nhân uy tín và sẽ được ghi có vào tài khoản exness của bạn”, đi kèm với đó là một mã số giao dịch được định sẵn.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, với việc sử dụng hình thức chuyển tiền giữa cá nhân với nhau, các giao dịch này được thực hiện nhanh chóng, tức thời, các ngân hàng cũng như các tổ chức ví điện tử rất khó có thể xác định được mục đích của giao dịch chuyển tiền để ngăn chặn.

Cảnh báo tình trạng mạo danh số điện thoại của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Theo thông báo của BHXH tỉnh Điện Biên, thời gian gần đây, trên trang Google Map (https://www.google.com/maps) phần thông tin Tổng đài liên hệ của BHXH Việt Nam và một số BHXH tỉnh, thành phố cũng như BHXH một số quận, huyện đã bị đối tượng mạo danh chỉnh sửa không chính xác với các thông tin về địa chỉ, số điện thoại, trang web,…. của cơ quan BHXH. Đáng chú ý, hầu hết các số điện thoại được cung cấp để giả mạo số điện thoại của cơ quan BHXH trên trang Google Map đều là các Tổng đài có chung đầu số 1900.9966.xx, nhằm lừa đảo để thu tiền cước điện thoại với giá cao.

Qua tiến hành rà soát trên các phương tiện truyền thông và phát hiện trên trang Google Map (https://www.google.com/maps) phần thông tin Tổng đài liên hệ của BHXH tỉnh Điện Biên đã bị đối tượng mạo danh số điện thoại liên hệ là 1900 996625, đây không phải là số điện thoại của cơ quan BHXH tỉnh Điện Biên (hình chụp bên dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số Điện thoại mạo danh cơ quan BHXH tỉnh Điện Biên

BHXH tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa, định vị lại thông tin trên trang Google Map (như hình chụp bên dưới).

Số điện thoại liên hệ của cơ quan BHXH tỉnh Điện Biên.

Việc mạo danh số điện thoại của cơ quan BHXH tỉnh Điện Biên cũng như BHXH các tỉnh, thành khác trên cả nước không chỉ lừa đảo tiền của người dân, đơn vị, mà còn tiềm ẩn các nguy cơ khác trong tư vấn, hướng dẫn, giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; làm mất uy tín của ngành BHXH Việt Nam và giảm sút niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Các tầng lớp nhân dân cần nâng cao nhận thức, cảnh giác, tự bảo vệ mình trước những phương thức lừa đảo qua điện thoại giả danh./.

                                                                                      Tin: Trần Hà

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

ĐBP - Trước những yêu cầu, nhiệm vụ về công tác xây dựng Ðảng, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp thuộc Ðảng bộ tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Ðảng. Kết quả hoạt động của UBKT các cấp góp phần quan trọng xây dựng Ðảng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Ðoàn giám sát của UBKT Tỉnh ủy thực hiện giám sát tại Chi bộ Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Ðiện Biên. Ảnh: Nguyễn Tuyết Khanh

Xác định để xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, công tác kiểm tra, giám sát cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Do đó, khắc phục những khó khăn, ngay từ đầu nhiệm kỳ UBKT các cấp đã đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp cấp ủy quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Bằng nhiều cách làm, hình thức linh hoạt, bám sát các văn bản của Trung ương, như: Quy định số 22-QÐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Ðảng; Quy định số 24-QÐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Ðiều lệ Ðảng; Quy định số 37-QÐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, cùng nhiều văn bản khác đã được phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên trong Ðảng bộ tỉnh. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cũng như chấp hành nghiêm túc các quy định của Ðảng.

Trong nhiệm kỳ, UBKT Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 7/5/2021 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng; phối hợp với các cơ quan chức năng và trực tiếp ban hành nhiều quy chế, quy định cụ thể hóa các quy định của Ðảng, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. UBKT các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời ban hành các quy chế, quy định ở cấp mình theo hướng cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực dễ nảy sinh sai phạm, như: Quản lý tài chính; quản lý đất đai; xây dựng cơ bản; công tác cán bộ; tổ chức, thực hiện phòng chống dịch Covid-19…

Với sự tham mưu, giúp việc tích cực, chủ động của UBKT các cấp, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra đối với 671 tổ chức đảng, 1.057 đảng viên (tăng 165 tổ chức đảng và 238 đảng viên so với cùng kỳ nhiệm kỳ 2015 - 2020); giám sát chuyên đề 427 tổ chức đảng và 613 đảng viên (tăng 244 tổ chức đảng, 165 đảng viên so với cùng kỳ). Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội đảng các cấp; công tác quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Ðảng và quy định của Nhà nước về giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng cơ bản, công tác dân vận, tôn giáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống; thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, chức trách nhiệm vụ được giao; công tác cán bộ; kê khai tài sản thu nhập… Chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp tăng về số lượng, chất lượng được nâng lên. Ðồng thời, UBKT các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy cùng cấp thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng, 606 đảng viên.

UBKT các cấp đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của UBKT theo quy định của Ðiều lệ Ðảng. Mặc dù lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra còn ít, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra; bằng nhiều biện pháp linh hoạt, chủ động, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBKT các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 9 tổ chức đảng và 33 đảng viên (tăng 9 tổ chức đảng, giảm 14 đảng viên so với cùng kỳ nhiệm kỳ 2015 - 2020). Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm đã thi hành kỷ luật 21 đảng viên bằng các hình thức khiển trách (20 đảng viên), cảnh cáo (1 đảng viên). Ðồng thời, UBKT các cấp đã triển khai, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; kiểm tra tài chính đảng; giải quyết tố cáo; tiếp nhận, phân loại xử lý đơn; thi hành kỷ luật 127 đảng viên...

Ðể phòng ngừa và kịp thời phát hiện sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên, ngay từ đầu nhiệm kỳ, UBKT các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy và trực tiếp tiến hành giám sát các tổ chức đảng và đảng viên. Trong hoạt động giám sát thường xuyên, cấp ủy, UBKT các cấp đã phân công cấp ủy viên, ủy viên UBKT phụ trách, theo dõi các tổ chức đảng. Qua việc tham dự các cuộc họp, xem xét báo cáo, nắm tình hình, nhiều vấn đề, nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những khó khăn, vướng mắc, bất cập... đã kịp thời được phát hiện, chấn chỉnh. Cùng với giám sát thường xuyên, UBKT các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy, đồng thời trực tiếp thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy các cấp đã giám sát chuyên đề 427 tổ chức đảng, 613 đảng viên (tăng 244 tổ chức đảng, 165 đảng viên so với cùng kỳ, nhiệm kỳ 2015 - 2020); UBKT các cấp giám sát chuyên đề 299 tổ chức đảng, 178 đảng viên (tăng 155 tổ chức đảng, 69 đảng viên so với cùng kỳ nhiệm kỳ 2015 - 2020). Qua giám sát chuyên đề đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm của tổ chức đảng, đảng viên, không để phát sinh sai phạm nghiêm trọng.

Với những kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, có thể thấy sự quyết tâm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy, cấp ủy, UBKT các cấp trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Ðảng.

Nguyễn Tuyết Khanh

 

Giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 28/8, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) của Chính phủ tổ chức phiên họp lần thứ 4, nhằm sơ kết tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và đề ra giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ chí Trần Lưu Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố.

1
Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị.

Sau 3 năm khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến độ và giải ngân nguồn vốn các chương trình được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.

Việc cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương trong các năm cơ bản đáp ứng tiến độ. Từ năm 2021 đến hết tháng 7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao 102 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, từ nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025. Các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn của 3 chương MTQG cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc.

Ước đến hết tháng 8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của chương trình MTQG được hơn 16.360 tỷ đồng. Việc thực hiện chương trình MTQG, mục tiêu giảm nghèo, bước đầu đạt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Tại tỉnh Điện Biên, việc thực hiện các chương trình MTQG đạt theo kế hoạch đề ra. Đến nay, tỉnh đã phân bổ vốn đầu tư trung hạn cho cả giai đoạn đạt 100%, trong đó vốn năm 2022 đạt trên 98%, vốn phân bổ chi tiết năm 2023 đạt 100%. Giá trị giải ngân nguồn vốn đầu tư từ năm 2022 đến nay đạt gần 40%.

Tại hội nghị, đại biểu các bộ, ngành địa phương đã báo cáo làm rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các chương trình MTQG tại các địa phương. Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như quan tâm hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện chương trình, việc điều chỉnh nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có cơ chế cho các địa phương được điều chỉnh nguồn vốn kinh phí sự nghiệp, thực hiện các dự án, tiểu dự án; vấn đề chương trình hỗ trợ nhà ở, nhà tạm, nhà dột nát...

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, đánh giá sự nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Để thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG thời gian tới, đồng chí đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các chương trình đảm bảo tính minh bạch; đẩy mạnh việc giải ngân nguồn vốn đảm bảo tiến độ;

Có các cơ chế linh hoạt phân cấp cho UBND các tỉnh, lồng ghép các chương trình để tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển nâng cao hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu được giao./.

 

 

Minh Thư - Duy Hải/DIENBIENTV.VN

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận

ĐBP - Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Những năm qua, các cấp ủy Ðảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Cán bộ xã Phì Nhừ, huyện Ðiện Biên Ðông vận động người dân bản Phì Nhừ B tích cực tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Bà Vi Thị Hương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh về công tác dân vận trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; triển khai công tác dân vận trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ động ban hành chương trình công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo tăng cường nắm tình hình trong nhân dân, nhất là các vần đề bức xúc, nổi cộm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chủ trương đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận theo tinh thần Kết luận số 114-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XI) về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp. Ðồng thời, tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong phối hợp tham mưu, đề xuất thực hiện chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa công sở, chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính; nghiêm cấm lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp; giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại của công dân.

Lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động thực hiện tốt công tác dân vận thông qua việc tăng cường bám nắm địa bàn, tham gia củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, làm tốt công tác phòng chống tội phạm. Bên cạnh việc tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề đột xuất, phức tạp ngay tại cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Ðảng, Nhà nước; tham gia bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển. Ðồng thời, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình “Khu dân cư tự quản”, “Ðội an ninh thôn, xóm”, tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”; tham gia giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo...

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho người dân. Bằng nhiều hình thức cụ thể như duy trì hoạt động của các ban công tác mặt trận ở khu dân cư, chi hội ở cơ sở nhằm kịp thời nắm bắt dư luận, định hướng tư tưởng chính trị, giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân; phối hợp với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành tổ chức thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; phản ánh ý kiến và nguyện vọng của nhân dân với các cơ quan có thẩm quyền; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân... Hiện MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hỗ trợ người dân làm nhà theo Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân vận đã có chuyển biến rõ rệt, ngày càng nâng cao về chất lượng, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Nhờ đó, nhận thức của nhân dân đã từng bước nâng cao, hầu hết người dân đã nghiêm túc chấp hành các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sẵn sàng ủng hộ các chương trình, dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc chung tay thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bài, ảnh: Ðức Linh

 

Kiểm soát hoạt động thương mại điện tử còn khó khăn

ĐBP - Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử (TMÐT) trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển. Ðến nay, toàn tỉnh có khoảng 500 sản phẩm được đưa lên sàn TMÐT; tỷ lệ dân số toàn tỉnh tham gia mua sắm trực tuyến đạt trên 30%; tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài khoản TMÐT đạt 20% và tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn TMÐT đạt 50%. Qua đó, giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tỉnh tiếp cận được thông tin thị trường, giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch, tiếp thị, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác, giảm chi phí sản xuất, giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi.

Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.X.Q có hành vi vi phạm hành chính không thông báo website thương mại điện tử bán hàng. Ảnh: C.T.V

Bên cạnh những mặt tích cực, hiện nay việc kinh doanh trên sàn TMÐT vẫn còn nhiều thách thức. Những rủi ro liên quan đến tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Thực tế, việc mua hàng qua mạng tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng bởi không ít tổ chức, cá nhân, người bán hàng trực tuyến quảng cáo không đúng về chất lượng, kiểu dáng, công dụng của hàng hóa. Một số trường hợp bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, lợi dụng sự cả tin, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để bán hàng.

Ðể đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, thời gian qua Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền cho người tiêu dùng thực hiện việc mua sắm tại các website TMÐT, các sàn giao dịch điện tử uy tín để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, thúc đẩy TMÐT phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến hơn 400 lượt tổ chức, cá nhân về kinh doanh, buôn bán liên quan đến TMÐT. Ðồng thời, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động TMÐT hoặc ứng dụng công nghệ số để kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh các nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thời trang, may mặc, đồ điện... có sử dụng nền tảng TMÐT, các trang mạng xã hội như facebook, zalo để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm. Nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ðiển hình, giữa năm 2022, sau khi nhận được thông tin của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về việc website TMÐT bán hàng tadinhquystore.vn trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện thủ tục thông báo theo quy định, Ðội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TMÐT đối với hộ kinh doanh N.X.Q trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ. Qua kiểm tra, ông N.X.Q chủ hộ kinh doanh đồng thời là chủ sở hữu, sử dụng website tadinhquystore.vn đã có hành vi vi phạm hành chính “không thông báo website TMÐT bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng” với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng. Ðoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.X.Q với số tiền 10 triệu đồng.

Thời gian qua số vụ việc được phát hiện, xử lý trên địa bàn tỉnh còn thấp, trong khi đó các hành vi lợi dụng hoạt động TMÐT để vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp. Tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các trang website, đặc biệt trên mạng xã hội... gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Thế nhưng, việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên môi trường điện tử, mạng xã hội gặp không ít khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Ðể tổ chức một cuộc kiểm tra và xác định vị trí, địa điểm, đối tượng vi phạm là không hề dễ. Các đối tượng dễ dàng giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ... Mặt khác, các đối tượng kinh doanh hàng hoá vi phạm thường có quy mô nhỏ lẻ nên rất khó phát hiện, kiểm tra và xử lý.

Ðể đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường mạng, thời gian tới tỉnh Ðiện Biên thực hiện nghiêm Quyết định số 319/2023/QÐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMÐT đến năm 2025. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp nhằm tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMÐT, tạo niềm tin trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến.

Văn Tâm

 

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc tại huyện Điện Biên Đông

ĐBP - Ngày 21/8, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với huyện Điện Biên Đông về tình hình phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN trong 7 tháng đầu năm 2023; tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; kết quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án trồng mắc ca trên địa bàn huyện.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô kiểm tra sơ đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên Đông.

7 tháng đầu năm tình hình KT - XH, QP - AN huyện Điện Biên Đông đạt nhiều kết quả nổi bật: Sản lượng lương thực ước đạt 34.256 tấn (đạt trên 100% kế hoạch); thu ngân sách trên địa bàn đạt 17,9 tỷ đồng (đạt 95,21% dự toán); giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 233,36 tỷ đồng, tăng 97,71 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện kịp thời. Trong 2 năm (2022, 2023) tổng kế hoạch vốn đầu tư công của huyện hơn 389,3 tỷ đồng, thực hiện đầu tư 47 công trình, dự án; giải ngân đạt 219 tỷ đồng, đạt 56,25%. Đối với 3 chương trình MTQG, tổng kế hoạch vốn được giao năm 2022 và 2023 hơn 119,3 tỷ đồng; đã giải ngân đạt 17,82%. Từ đầu năm đến nay các nhà đầu tư đã đo đạc, quy chủ được 4.799ha, trồng mới được 529ha cây mắc ca. Lũy kế đến hết tháng 7/2023 đã đo đạc, quy chủ được 12.803ha, trồng được 989ha và thành lập 2 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác liên kết trồng cây mắc ca.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô kiểm tra dự án đường Keo Lôm - Sam Măn - Phình Giàng (giai đoạn II).

Huyện Điện Biên Đông kiến nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo bố trí vốn đầu tư xây dựng hạng mục kè bảo vệ Dự án di chuyển bản Tìa Dình xuống bản Chua Ta, xã Tìa Dình, tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Đối với các dự án trồng mắc ca, chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện phần diện tích liên kết với người dân thông qua mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, đồng bộ với phần diện tích trồng mắc ca mà Nhà nước cho nhà đầu tư thuê đất. Cho phép giảm diện tích đo đạc quy chủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất lâm nghiệp có rừng từ hơn 7.777ha xuống còn hơn 4.176ha; đất lâm nghiệp chưa có rừng giảm từ hơn 45.712ha còn 28.146ha. Sớm cho chủ trương quy hoạch đô thị loại V tại khu vực trung tâm xã Mường Luân vào giai đoạn trước năm 2030. Chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn cụ thể về xác định chi phí đầu tư vào đất và quy định cụ thể chế độ hỗ trợ khác với các trường hợp nhận chuyển nhượng đất sau năm 2014, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng mà chưa đủ điều kiện bồi thường về đất.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô kết luận buổi làm việc với huyện Điện Biên Đông.

Chủ tịch UBND Lê Thành Đô đề nghị huyện Điện Biên Đông tiếp tục huy động lồng ghép nguồn lực để cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; chủ động triển khai thực hiện nguồn vốn các chương trình MTQG, trọng tâm là thực hiện các dự án liên kết. Tập trung sử dụng linh hoạt nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để thí điểm xây dựng mô hình bản du lịch cộng đồng; tổ chức lại sản xuất đối với các sản phẩm OCOP. Đối với các dự án mắc ca tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai. Tập trung quyết liệt hơn nữa việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; trong đó chú trọng hồ sơ thủ tục, tháo gỡ vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, nguồn gốc đất đai, quản lý chặt chất lượng công trình; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên khoáng sản; rà soát toàn bộ quy hoạch nông thôn mới các xã. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đã đi kiểm tra thực địa Dự án cải tạo nâng cấp ĐT143 Noong Bua - Pu Nhi - Noong U - Na Son; đường Keo Lôm - Sam Măn - Phình Giàng (giai đoạn II); việc mở rộng thị trấn, di chuyển 17 hộ dân khu vực đầu nguồn hồ chứa nước sinh hoạt của huyện; dự án trồng mắc ca; dự án khu du lịch sinh thái.

Tin, ảnh: Văn Tâm

 

Phát hiện nhiều hạn chế qua thanh tra, giám sát

ĐBP - Những năm qua, tỉnh Ðiện Biên chú trọng công tác thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm như: Ðầu tư xây dựng, thực hiện chế độ chính sách... Qua thanh tra, giám sát đã phát hiện những sai phạm, tồn tại, hạn chế từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả đầu tư các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn.

Ðoàn giám sát Thường trực HÐND tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2023 tại xã Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà). Ảnh: Nhật Phương

Từ đầu năm đến nay, ngành Thanh tra tỉnh đã triển khai 47 cuộc thanh tra hành chính và 335 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 3,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi hơn 2 tỷ đồng, kiến nghị khác về kinh tế gần 1,5 tỷ đồng. Ðồng thời yêu cầu đơn vị chủ đầu tư khắc phục những sai sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án.

Cuối tháng 4/2023, Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra công tác quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Mường Nhé. Theo đó, Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra 19 dự án với tổng mức đầu tư 216,7 tỷ đồng, giá trị nghiệm thu đến thời điểm thanh tra là 141,164 tỷ đồng; giá trị thanh toán 138,959 tỷ đồng. Các đơn vị được thanh tra gồm: Ban QLDA các công trình huyện được giao quản lý 15 dự án với tổng mức đầu tư 151,65 tỷ đồng; Phòng Giáo dục và Ðào tạo 4 dự án với tổng mức đầu tư 65,051 tỷ đồng. Nội dung thanh tra gồm: Công tác chuẩn bị đầu tư; quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư; việc công khai minh bạch trong công tác đấu thầu; công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành; tiến độ giải ngân các dự án đầu tư.

Qua thanh tra thực tế 17/19 công trình, dự án đã phát hiện một số hạn chế, khuyết điểm như: Trình tự thủ tục triển khai thực hiện một số dự án còn chưa tổ chức thẩm định dự toán, chưa phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, chưa đóng dấu phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công triển khai sau thiết kế cơ sở. Việc xác định chi phí tư vấn chưa chính xác, tính thừa thuế giá trị gia tăng (VAT) trong chi phí quản lý dự án; áp sai đơn giá khoan khảo sát địa chất, chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi công. Lập dự toán gói thầu xây lắp của một số dự án tính toán sai số học, sai khối lượng tại một số hạng mục công trình. Công tác giám sát, nghiệm thu của chủ đầu tư đối với một số hạng mục công trình chưa chặt chẽ dẫn đến chấp nhận nghiệm thu, thanh toán một số nội dung chưa đúng quy định. Tiến độ thi công và công tác giải phóng mặt bằng còn chậm ở một số dự án. Ðơn cử như: Dự án Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 1 (xã Chung Chải), dự toán tính sai số học, khối lượng hạng mục công tác lắp dựng cốt thép xà, dầm, giằng mái, vách kính khung nhôm mặt tiền nhà lớp học 6 phòng; trát tường trong, sơn cột dầm, trần nhà nội trú 5 phòng với giá trị 133,035 triệu đồng. Hoặc Dự án Cải tạo, sửa chữa Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Trường Tiểu học Trần Văn Thọ (xã Mường Nhé), dự toán tính sai số học, khối lượng hạng mục bê tông xà, dầm, giằng nhà lớp học xây mới, nhà số 1, số 2; sai số học khối lượng tường chắn đất xây gạch với giá trị 190,021 triệu đồng.

Ðoàn thanh tra đã kiến nghị thu hồi số tiền sai phạm qua thanh tra là 302,662 triệu đồng và xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tư vấn và Ðầu tư xây dựng Việt Á. Cùng với biện pháp xử lý về kinh tế, Thanh tra tỉnh kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành họp kiểm điểm xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác thẩm định tại 2 dự án: Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 1 và Cải tạo, sửa chữa Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Trường Tiểu học Trần Văn Thọ. Ðối với UBND huyện Mường Nhé, Chủ tịch UBND huyện tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân liên quan đến các hạn chế, khuyết điểm, sai phạm để chấn chỉnh, khắc phục.

Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, công tác giám sát và phản biện xã hội cũng được các cơ quan dân cử tỉnh chú trọng thực hiện. Từ đầu năm đến nay, HÐND tỉnh, Thường trực và các ban HÐND tỉnh đã tổ chức 4 cuộc giám sát chuyên đề về các nội dung: Ban hành, thực hiện các chính sách về hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo về lĩnh vực đất đai; công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng biên chế trong ngành giáo dục, y tế. Thông qua hoạt động giám sát đã chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở ngành đối với những hạn chế. HÐND tỉnh đã kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh giải quyết 50 kiến nghị của đại biểu, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì giám sát 45 cuộc; thực hiện phản biện xã hội 11 cuộc, tham gia ý kiến cho các cơ quan tham mưu của cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp tham gia 228 đoàn giám sát của các cấp, ngành. Các ban thanh tra nhân dân đã tổ chức 59 cuộc giám sát, kiến nghị xử lý 8 vụ việc; ban giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện 195 cuộc giám sát, kiến nghị xử lý 37 vụ việc. Hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng tiếp tục được nâng cao về chất lượng, hiệu quả, qua đó phát huy dân chủ, đảm bảo lợi ích của nhân dân. Ðồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Nhật Phương

 

Nậm Pồ đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền

ĐBP - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận nói chung, công tác dân vận chính quyền nói riêng, những năm qua huyện Nậm Pồ đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đưa công tác dân vận trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước. Ðặc biệt, huyện gắn chặt công tác dân vận chính quyền với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, tăng cường cải cách hành chính (CCHC).

Cán bộ bộ phận “Một cửa” xã Nậm Nhừ hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính. Ảnh: Sầm Phúc

Ðể thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, các cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Trong đó, huyện chú trọng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân vận chính quyền, với trọng tâm tập trung đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân trong cán bộ, công chức, viên chức các cấp. Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh cải cách TTHC; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời những băn khoăn, vướng mắc trong Nhân dân... Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 25 -NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

Cùng với đó, UBND huyện xây dựng, thực hiện chính quyền, cơ quan, đơn vị thân thiện “Của dân, do dân, vì dân”, “vì Nhân dân phục vụ”, cán bộ, công chức, viên chức có phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói”, “nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin”. Chú trọng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, cải cách TTHC, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS, vùng đồng bào theo tôn giáo của địa phương... Trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, nhờ quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”, huyện đã huy động Nhân dân tích cực hiến kế, hiến công, hiến đất, tham gia xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. 6 tháng đầu năm tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 722,95 tỷ đồng. Trong đó, nông - lâm nghiệp - thủy sản ước đạt 274,15 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng ước đạt 247,8 tỷ đồng; dịch vụ ước đạt 201 tỷ đồng. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo được tích cực triển khai, cải thiện đời sống Nhân dân.

CCHC được xác định là khâu đột phá trong thực hiện công tác dân vận, vì thế huyện Nậm Pồ tập trung nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đổi mới lề lối làm việc theo hướng công khai, dân chủ, gần dân và vì dân. Các quy định về thủ tục, hồ sơ, trình tự, thời gian, lệ phí... được thực hiện đảm bảo; huyện cũng rà soát, bổ sung, hủy bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà cho Nhân dân. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng quy trình, tham mưu tổng hợp kết quả tham gia góp ý các dự thảo Luật, các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp yêu cầu đảm bảo đầy đủ, đúng thời gian quy định. Công tác cải cách thể chế của huyện luôn ở vị trí đứng đầu của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; cung ứng đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện làm việc, đưa 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết ra tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện và cấp xã. 100% hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã trong 6 tháng đầu năm được giải quyết trước hạn.

Có thể thấy, công tác dân vận chính quyền ở Nậm Pồ đã ngày càng khẳng định được hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích thiết thực và sự hài lòng của Nhân dân. Thời gian tới, huyện tiếp tục phổ biến đến Nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của các cấp về công tác dân vận chính quyền; đa dạng hóa hình thức tập hợp, vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Ðảng, chính quyền về công tác dân vận trong các cơ quan, hành chính Nhà nước, đảm bảo các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của Nhân dân được giải quyết kịp thời, tránh nảy sinh những vấn đề bức xúc trong Nhân dân. Phát huy vai trò người có uy tín, già làng, trưởng bản để làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng… Từ đó, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

Sầm Phúc

 

Tin mới

[Infographic] 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
 

20/09/2024 16:56 198

Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.

Giấy tự làm thủ công được người Mông Tủa Chùa sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày tới nhu cầu văn hóa tín ngưỡng.

Với các vùng miền khác nhau sẽ có kỹ thuật làm giấy khác nhau. Đối với nhiều nơi, nguyên liệu chính để làm giấy là từ cây giang non, còn đối với người Mông Tủa Chùa, giấy thủ công được làm từ cây dây nhớt với tỷ lệ làm ra khoảng 70% giấy. Cây dây nhớt rất dễ tìm, dễ thu hái, các khâu như đập dập, xay nhuyễn… đều không quá khó làm. Cây chỉ xuất hiện trong một mùa, vì vậy người dân thường thu hái nhiều nhất có thể, sau đó phơi khô, bảo quản thành nguyên liệu thô để dùng quanh năm.

Để tạo thành sản phẩm giấy phải trải qua nhiều công đoạn; đầu tiên sau khi lấy cây dây nhớt từ rừng về sẽ tách vỏ rồi đem luộc cùng tro bếp, càng ninh cùng nhiều tro bếp thì vỏ cây càng nhừ, thành phẩm làm ra càng trắng. Hỗn hợp sẽ được ninh khoảng 2 tiếng, khi vớt sẽ ngâm nước lạnh, giặt sạch sẽ rồi mang đi đập hoặc xay nhuyễn, sau đó pha với nước thành hỗn hợp đặc; đây là nguyên liệu tráng giấy của người Mông nơi đây.

Sau khi đã có nguyên liệu, người làm giấy sẽ tiến hành tráng hỗn hợp vào khuôn có chiều dài khoảng 2m; hỗn hợp được pha thêm cùng nước rồi rưới đều lên mặt khuôn, độ dày mỏng có đều hay không sẽ do sự khéo léo, đều tay của người làm giấy.

Khuôn làm giấy sau khi tráng sẽ được phơi nắng; sau khi khô sẽ là giấy thành phẩm với các đặc tính như dai, xốp và có màu trắng đục, bề mặt hơi nhám có những vết sần của gân vỏ cây đặc trưng của giấy thủ công dân tộc Mông.

Thông thường việc làm giấy trong cộng đồng dân tộc Mông sẽ do những người phụ nữ đảm nhiệm. Những tờ giấy thủ công được sử dụng để viết, trang trí nhà, cắt thành các hình thù sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào. Sản phẩm có chất lượng đẹp hay không thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Xã hội ngày càng hiện đại nhưng không vì thế mà nghề làm giấy thủ công bị mai một. Tại Tủa Chùa, giấy thủ công là một trong các mặt hàng được bày bán tại các phiên chợ vùng cao. Kỹ thuật làm giấy được truyền dạy qua các thế hệ phụ nữ Mông như một thói quen thể hiện tâm ý, lòng thành kính trong các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc.

Không chỉ được sử dụng để viết mà còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng, tín ngưỡng.
Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dây nhớt.
Sau khi bóc vỏ ninh cùng tro bếp sẽ được giặt sạch, đập hoặc xay nhuyễn.
Vỏ cây dây nhớt làm không hết sẽ được phơi khô, tích trữ để sử dụng quanh năm.
Hỗn hợp làm giấy được pha loãng tráng vào khuôn và đem phơi khô.
Được tích trữ và sử dụng quanh năm.
Giấy người Mông có vết sần của gân cây và màu trắng đục đặc trưng.
Giấy thủ công được cắt thành các hình dạng nhất định dùng để trang trí, thờ cúng trong các ngày lễ tết quan trọng của dân tộc Mông.

 

Trần Nhâm

 

20/09/2024 16:54 162

Bộ Nội vụ đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày.

Bộ Nội vụ có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025.

Ảnh minh họa (Nguồn: Chi Mai).

Cụ thể, Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh, Bộ Nội vụ đồng tình phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.

Về nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm sau, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực Nhà nước.

Theo ĐCSVN

 

20/09/2024 16:53 200

Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm