Hàng nghìn học sinh hào hứng tìm hiểu về an toàn giao thông
Điện Biên - Những buổi tuyên truyền về an toàn giao thông tại các trường học luôn thu hút hàng nghìn học sinh tham gia trong không khí hào hứng, sôi nổi.
Điện Biên - Những buổi tuyên truyền về an toàn giao thông tại các trường học luôn thu hút hàng nghìn học sinh tham gia trong không khí hào hứng, sôi nổi.
ĐBP - Vấn đề cho học sinh sử dụng hay không sử dụng điện thoại trong trường học trở nên “nóng” liên quan đến Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Để tránh những tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại quá mức trong trường học, nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã áp dụng các biện pháp hạn chế. Những biện pháp này khá đa dạng, linh hoạt từ việc cấm hoàn toàn đến cho phép sử dụng có kiểm soát.
Dùng điện thoại phục vụ cho học tập đúng cách là rất tốt khi những thiết bị này có thể mở ra cho các em những điều thú vị và nhiều tiện ích... Song nếu không kiểm soát tốt, chính các em cũng phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi sử dụng thiết bị thông minh này.
Năm học 2024 - 2025, Trường PTDT nội trú THPT huyện Điện Biên có hơn 350 học sinh theo học. Với đặc thù là trường nội trú nên thay vì cấm hoàn toàn, nhà trường sẽ cho phép học sinh sử dụng điện thoại nhưng trong khuôn khổ và thời gian nhất định. Theo đó, những giờ học chính khóa buổi sáng, buổi chiều và giờ tự học buổi tối các em không được sử dụng điện thoại và các thiết bị khác, nếu có nhu cầu phải đăng ký với giáo viên. Ngoài ra, các lớp học đều được trang bị một bảng điện để sạc điện thoại, học sinh không được tự ý sạc pin điện thoại và các thiết bị khác ở phòng nội trú để tránh việc chập điện và cháy nổ.
Mỗi lớp được trang bị một hòm bảo quản, học sinh nếu mang điện thoại tới trường sẽ tự giác để điện thoại vào hòm trước mỗi giờ học; cuối giờ mới được lấy lại. Đây là quy định được Trường THPT Phan Đình Giót, TP. Điện Biên Phủ thực hiện quyết liệt từ 3 năm nay. Siết chặt hơn nữa việc học sinh sử dụng điện thoại, từ năm học 2024 - 2025, nhà trường đã lấy ý kiến phụ huynh thống nhất cho học sinh ký cam kết “không mang theo và không sử dụng điện thoại di động trong trường học”. Để đảm bảo việc đổi mới dạy học, nhà trường đã trang bị các thiết bị đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đồng thời, bố trí riêng một điện thoại cố định tại phòng bảo vệ để khi có nhu cầu cần thiết học sinh có thể liên lạc với gia đình.
Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Trên cơ sở thực tế, việc áp dụng Thông tư 32 được các trường trên địa bàn tỉnh thực hiện linh động phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng trường, từng địa bàn. Dễ dàng nhận thấy, khi không phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại, các trường đều không còn cảnh học sinh tụm năm tụm ba, cắm cúi vào điện thoại trong giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường trở nên đông vui hơn, với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu, trò chuyện giữa các học sinh.
Không có quy định nào cấm hoàn toàn việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Do đó, cấm hay quản điện thoại di động tại trường học là bài toán mở, nhiều lời giải, nhiều đáp án tùy vào môi trường, bối cảnh. Những biện pháp mềm dẻo và linh hoạt trong cách quản lý, cũng như tăng cường tuyên truyền, giáo dục về cách sử dụng điện thoại hợp lý, đang góp phần tạo nên môi trường học tập an toàn và hiệu quả hơn cho học sinh.
Thu Hằng
Điện Biên TV - Từ tháng 7 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên số bệnh nhân mắc cúm A, cúm B tăng cao, trung bình mỗi tháng có khoảng hơn 700 bệnh nhân mắc cúm, tăng hơn 30% so với các tháng trước đó.
Ảnh minh họa. |
Đa số các ca mắc cúm A đều tập trung ở độ tuổi trẻ em và người già, với các biểu hiện như: Sốt cao, ho, sổ mũi, đau mỏi người. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết giao mùa thay đổi thất thường, người già và trẻ em có sức đề kháng suy yếu nên dễ bị các loại virus gây bệnh tấn công.
Cúm A, cúm B là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng như: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, viêm phổi, viêm não… gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị, phải đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời./.
Nhật Oanh - Duy Hải/DIENBIENTV.VN
Ngày 1-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về những điểm mới trong việc xét thang hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bộ GD-ĐT đã chính thức bỏ việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên . Ảnh: CTV
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30-11-2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12-2024.
Điểm mới đáng chú ý so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
Ngoài ra, thông tư mới quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.
Theo yêu cầu của Chính phủ, để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, ngoài tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bổ sung một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
Về tiêu chuẩn xếp loại chất lượng trong thời gian công tác: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Về danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I: Là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II. Quy định này để bảo đảm 1 danh hiệu thi đua và thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần dự thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I; đồng thời, để bảo đảm giáo viên có sự nỗ lực, phấn đấu tiếp tục trong suốt thời gian giữ hạng.
Quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc tính thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề khi giáo viên đăng ký dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, các nội dung quy định tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương tiếp tục triển khai việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo.
Nội dung cụ thể của Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT tại đây:thong-tu-so-13-2024-tt-bgddt.pdf
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán...
Thông tư này quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ quỹ BHYT, bao gồm:
Trường hợp thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi thanh toán; Điều kiện thanh toán; Mức thanh toán; Hồ sơ, thủ tục thanh toán.
Trường hợp thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi thanh toán gồm: Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Danh mục thuốc hiếm.
Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị y tế thuộc danh mục thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
Ảnh minh họa. (Ảnh: TL) |
Về điều kiện thanh toán, Thông tư của Bộ Y tế nêu rõ: tại thời điểm kê đơn thuốc, chỉ định sử dụng thiết bị y tế phải bảo đảm các điều kiện theo quy định sau đây:
Thứ nhất, không có thuốc, thiết bị y tế do đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt theo một trong các hình thức: Đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực tiếp hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu hoặc chào giá trực tuyến hoặc mua sắm trực tuyến và đã thực hiện chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 23 của Luật Đấu thầu và khoản 1 Điều 94 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu nhưng không lựa chọn được nhà thầu. Đồng thời, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Đối với thuốc: Không có thuốc thương mại nào chứa hoạt chất mà người bệnh được kê đơn hoặc cùng hoạt chất nhưng khác nồng độ hoặc hàm lượng hoặc dạng bào chế hoặc đường dùng và không thể thay thế để kê đơn cho người bệnh;
Đối với thiết bị y tế: Không có thiết bị y tế mà người bệnh được chỉ định sử dụng và không có thiết bị y tế để thay thế.
Thứ hai, không chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tình trạng sức khỏe, bệnh lý người bệnh được xác định không đủ điều kiện để chuyển; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị đang trong thời gian cách ly y tế theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Thứ ba, không thể điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
Thứ tư, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải phù hợp với phạm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đã được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Thứ năm, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
Mức thanh toán cho người bệnh BHYT tự mua thuốc, thiết bị y tế
Về mức thanh toán chi phí trực tiếp, theo hướng dẫn của Thông tư 22, cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp cho người bệnh theo quy định như sau:
Đối với thuốc: Căn cứ để tính mức thanh toán là số lượng và đơn giá được ghi trên hóa đơn do người bệnh mua tại cơ sở kinh doanh dược. Trường hợp thuốc có quy định về tỷ lệ, điều kiện thanh toán thì thực hiện theo tỷ lệ, điều kiện thanh toán;
Đối với thiết bị y tế (bao gồm thiết bị y tế sử dụng nhiều lần): Căn cứ để tính mức thanh toán là số lượng và đơn giá được ghi trên hóa đơn do người bệnh mua tại cơ sở mua bán thiết bị y tế. Trường hợp thiết bị y tế có quy định mức thanh toán không vượt quá mức thanh toán theo quy định đối với thiết bị y tế đó.
Đơn giá thuốc, thiết bị y tế làm căn cứ để xác định mức thanh toán không được vượt quá đơn giá thanh toán tại thời điểm gần nhất đối với trường hợp thuốc, thiết bị y tế đã trúng thầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đã khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp thuốc, thiết bị y tế chưa trúng thầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đã khám bệnh, chữa bệnh, đơn giá làm căn cứ để xác định mức thanh toán BHYT là kết quả lựa chọn nhà thầu còn hiệu lực theo thứ tự ưu tiên như sau: Kết quả mua sắm tập trung cấp quốc gia hoặc kết quả đàm phán giá; Kết quả mua sắm tập trung cấp địa phương trên địa bàn;
Và kết quả lựa chọn nhà thầu thấp nhất tại thời điểm thanh toán của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập cấp chuyên sâu, cấp cơ bản hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn;
Kết quả lựa chọn nhà thầu thấp nhất tại thời điểm thanh toán của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập cấp chuyên sâu, cấp cơ bản hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Cơ quan BHXH thực hiện khấu trừ chi phí BHYT thanh toán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi điều trị người bệnh như sau:
Trường hợp chi phí thuốc, thiết bị y tế được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện khấu trừ vào chi phí dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng mức thanh toán theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
Trường hợp chi phí thuốc, thiết bị y tế chưa bao gồm trong cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Không thực hiện khấu trừ vào chi phí dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Chi phí thuốc, thiết bị y tế do cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp cho người bệnh được tính trong dự kiến chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ, thủ tục thanh toán trực tiếp
Hồ sơ, thủ tục thanh toán trực tiếp gồm các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân; giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh; hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Thủ tục thanh toán trực tiếp: Người bệnh hoặc thân nhân (hoặc người đại diện hợp pháp) trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú. Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ.
Để được thanh toán bảo hiểm y tế, người mua cần xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định, hợp lệ làm căn cứ thanh toán. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thanh toán trực tiếp cho người bệnh bằng với chi phí họ đã mua trong vòng 40 ngày.
Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán, phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Trường hợp người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám và điều trị trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng kết thúc điều trị sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Điện Biên TV - Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 sẽ là lần đầu tiên tổ chức thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Dù thời gian còn khá dài nhưng để tạo sự chủ động cho học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tích cực xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025, lần đầu tiên hai môn Tin học và Công nghệ xuất hiện trong nội dung dành cho các môn thi tự chọn. |
Trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025, lần đầu tiên hai môn Tin học và Công nghệ xuất hiện trong nội dung dành cho các môn thi tự chọn. Nắm bắt được điểm mới này, em Hoàng Thành Trung, học sinh Lớp 12C2, Trường Trung học phổ thông Thanh Chăn, huyện Điện Biên quyết định lựa chọn môn Công nghệ để ôn thi.
“Khi môn Công nghệ được đưa vào tổ hợp môn thi tốt nghiệp, em đã thấy em có lợi thế để chọn môn thi tốt nghiệp. Em đã chọn thi môn Công nghệ.”- học sinh Hoàng Thành Trung chia sẻ.
Tại Trường THPT Thanh Chăn, mặc dù nhà trường chỉ có 5 học sinh khối 12 đăng ký ôn thi bộ môn Công nghệ nhưng nhà trường vẫn bố trí đội ngũ giáo viên và thời gian để tổ chức ôn luyện cho các em như tất cả các môn học khác.
Thầy giáo Đỗ Anh Sơn, giáo viên bộ môn Công nghệ, Trường THPT Thanh Chăn, huyện Điện Biên cho biết: “Các em đang có sự thay đổi, bởi các em mới học hết ½ học kỳ thôi nên chưa định hình hết được nội dung kiến thức của chương trình, qua tham khảo các em có sự lựa chọn để phù hợp với năng lực của mình.”
Ngữ văn là môn tự luận duy nhất. Các ngữ liệu trong đề thi môn Ngữ văn năm nay sẽ không có trong sách giáo khoa, nên đòi hỏi đội ngũ giáo viên bộ môn phải tập trung hướng dẫn học sinh chú trọng vào cách đọc để hiểu văn bản, cũng như xử lý tốt các câu hỏi và tập định hướng các vấn đề xã hội.
Các ngữ liệu trong đề thi môn Ngữ văn năm nay sẽ không có trong sách giáo khoa. |
Cô giáo Nguyễn Thị Vân, Giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên cho biết: “Đây là một thách thức rất lớn. Bởi học sinh xưa nay thường có tâm lý môn Ngữ văn là môn học thuộc, các em sẽ học những tác phẩm có trong sách, khi đi thi các em sẽ viết ra theo những gì đã được dạy. Còn bây giờ, với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thì các em sẽ phải có kỹ năng, phương pháp tiếp cận với đặc trưng thể loại để tiếp cận kiến thức ngoài sách giáo khoa.”
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 ở các môn thi. Đề thi tham khảo có những điểm khác biệt và đổi mới lớn so với đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của chương trình cũ. Điều này cũng tác động không nhỏ tới việc dạy và học tại các trường phổ thông.
Cô giáo Lê Thị Kim Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên cho biết: “Đề thi hướng tới mục tiêu đánh giá năng lực học sinh và chương trình GDPT 2018 thì học sinh lại được lựa chọn những môn phù hợp với năng lực các em, tuy nhiên lại có những khó khăn thách thức. Vậy nên ngay từ đầu năm, nhà trường đã phải cho các em lựa chọn và tổ chức ôn tập cho các em từ sớm.”
Nhận diện đúng những khó khăn mà học sinh còn gặp phải, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch giảng dạy, ôn tập phù hợp, đang là giải pháp được các trường THPT toàn tỉnh lựa chọn để giúp học sinh có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trước khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.
Minh Trang - Bùi Tiến/DIENBIENTV.VN
Nhằm thúc đẩy việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo, chương trình “Trái tim cho em” và Viettel Điện Biên phối hợp với Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E Hà Nội tổ chức khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em dưới 18 tuổi tại Điện Biên.
- Đối tượng khám: Tất cả trẻ em từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận, gồm các đối tượng sau:
Trẻ cần khám sàng lọc để phát hiện bệnh tim bẩm sinh sớm.
Trẻ có các triệu chứng, biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tim.
Trẻ đã được điều trị bệnh tim tại các cơ sở y tế.
Sau khi khám sàng lọc, tất cả trẻ em phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ được chương trình Trái tim cho em xét duyệt và hỗ trợ chi phí phẫu thuật.
- Thời gian dự kiến: Từ 7h30 đến 16h30 ngày 09/11/2024.
Từ 7h30 đến 11h30 ngày 10/11/2024.
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên (các trường hợp khi đến khám sẽ được đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ Viễn thông Viettel Điện Biên hỗ trợ hướng dẫn).
- Thông tin chi tiết xin liên hệ
Đ/c: Lê Huy Hoàng - Giám đốc Viettel Điện Biên, ĐT 0962 980 980;
Nhà báo Nguyễn Tôn Nam - Trưởng ban Truyền thông QTLV - Đài THVN; ĐT 0965 567 868.
BBT
Đề xuất "không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền” là một trong những nội dung được đề cập trong dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia và người dân.
Việc đề xuất không công khai sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền nhằm bảo vệ vị thế, hình ảnh, uy tín, hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Bởi nhà giáo không chỉ giảng dạy, truyền đạt, bồi đắp kiến thức cho học sinh, sinh viên mà còn phải làm gương trước người học. Thời gian qua, mạng xã hội đã đưa nhiều thông tin về hoạt động của nhà giáo, nhà trường chưa được kiểm chứng, đúng-sai, phải-trái chưa thực sự rõ ràng. Điều này gây áp lực lớn với ngành giáo dục, ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, uy tín của nhà giáo và cơ sở giáo dục.
Ảnh minh họa: TTXVN |
Thực tế có những trao đổi, tin nhắn của giáo viên, phụ huynh chỉ là những thông tin nội bộ trong các nhóm kín trên mạng xã hội, nhưng nếu không may có vài ba khinh suất, sơ hở về câu từ, chữ nghĩa cũng có thể bị hiểu nhầm rồi đưa lên mạng xã hội khiến dư luận “dậy sóng”. Nhiều sự việc bị đẩy đi quá xa, không phản ánh đúng bản chất vấn đề bởi một bộ phận “anh hùng bàn phím” và “thẩm phán mạng” đua nhau bàn tán, mổ xẻ theo kiểu tam sao thất bản, bé xé ra to, khiến hình ảnh nhà giáo, nhà trường bị méo mó trong con mắt phán xét quá đà của dư luận xã hội.
Theo các chuyên gia tâm lý, đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với bối cảnh thông tin đa chiều, phức tạp hiện nay. Đây cũng là đề xuất mang ý nghĩa nhân văn bởi con người nói chung, nhà giáo nói riêng nếu có khuyết điểm, sai phạm cũng không muốn bị đưa lên mạng xã hội, vì phương tiện này có thể truy cập, lưu trữ thông tin vĩnh viễn. Có những sai lầm quá khứ người ta muốn giữ bí mật hoặc quên đi, nhưng “ngàn năm bia mạng” có thể khiến nhiều người rơi vào trạng thái bất an, trầm cảm lâu dài bởi những thông tin cay nghiệt không đáng có.
Có thể nói rằng, việc không công khai sai phạm của giáo viên không đồng nghĩa với việc thay đổi bản chất của vấn đề, cũng không phải là bưng bít thông tin; mà vấn đề là ở chỗ sự sai phạm đó cần được xem xét trong bối cảnh không gian, thời gian, điều kiện cụ thể và phải được cơ quan có thẩm quyền kết luận rõ ràng, công khai, minh bạch. Hơn nữa, đưa ra đề xuất này cũng không có nghĩa là ngăn cấm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động giáo dục, mà người dân vẫn có thể ghi âm, ghi hình, lưu trữ bằng chứng về những sai phạm của nhà giáo, nhà trường (nếu có) để phản ánh sự việc với các cơ quan có thẩm quyền. Điều này tránh tình trạng người dân gặp gì nói đấy, thấy gì phản ánh vậy trên mạng xã hội rồi làm “nóng” vấn đề không cần thiết và gây nhiễu nhương dư luận xã hội, tác động không tốt đến hình ảnh nhà giáo và có thể gây xáo trộn đến hoạt động giáo dục của các nhà trường.
Giáo dục là lĩnh vực liên quan đến mọi nhà, mọi người nên ai cũng có thể nói về nhà giáo, nghề giáo dưới nhiều góc nhìn, khía cạnh, phương diện khác nhau. Cái hay, cái tốt, cái đẹp của nhà giáo, nghề giáo rất cần được tôn vinh, cổ vũ, song đôi khi có thể bị che lấp, lấn át bởi những sự vụ nhỏ nhặt liên quan đến thầy cô, trường lớp ở nơi này, nơi khác rồi được đưa vội, lan nhanh trên “cõi mạng” thời nay. Điều đó có thể làm hình ảnh nhà giáo, nghề giáo dễ bị sai lệch bởi những thiên kiến không đáng có.
ĐBP - Sáng nay (25/10), Công ty Cổ phần Tập đoàn OSB phối hợp với UBND huyện Nậm Pồ, UBND xã Chà Cang, UBND xã Pa Tần tổ chức khánh thành và bàn giao Trạm internet vệ tinh tại Điểm trường Mầm non Hô Hài 1 (xã Chà Cang) và Điểm trường Mầm non Huổi Púng (xã Pa Tần).
Điểm trường Mầm non Hô Hài 1 và Điểm trường Mầm non Huổi Púng sẽ được cung cấp hệ thống chảo thu kết nối với vệ tinh OSBSAT-1, cung cấp đường truyền internet băng rộng, đảm bảo nhu cầu sử dụng tối thiểu cho các thầy cô để thu thập tư liệu giảng dạy, cập nhật các thông tin xã hội và giúp các bé tương tác với kiến thức mới.
Điểm trường Hô Hài 1 và Điểm trường Huổi Púng nằm cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, các điểm trường chưa có điện lưới, việc học tập của các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc lắp đặt Trạm internet vệ tinh giúp các cô giáo có thể truy cập internet, sử dụng các phần mềm học tập trực tuyến, giúp học sinh tham gia các lớp học trực tuyến, nâng cao hiệu quả học tập.
Nhân dịp này, Công ty Cổ phần Tập đoàn OSB trao tặng mỗi Điểm trường 1 ti vi, 1 máy tính xách tay. Công ty cũng tặng 50 suất quà cho học sinh 2 Điểm trường.
ĐBP - 9 tháng năm 2024, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Mường Nhé có chiều hướng tăng. Cụ thể, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi chiếm 19,1‰ và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi chiếm 30,9‰, đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Vừa dẫn chúng tôi “mục sở thị” công tác chăm sóc sức khỏe tại đơn vị, bác sĩ Lường Văn Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé vừa chia sẻ: Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn. Các hoạt động tiêm chủng, dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em… hay công tác khám chữa bệnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân còn hạn chế đã khiến cho lực lượng y tế gặp khó khăn trong việc quản lý đối tượng, khó tiếp cận để tuyên truyền hay chăm sóc sức khỏe người dân. Cùng với đó, một số gia đình có trẻ trong độ tuổi tiêm chủng tại các xã: Huổi Lếch, Nậm Kè, Mường Toong, Quảng Lâm vẫn còn chủ quan, không đưa con đến điểm tiêm phòng tại cơ sở y tế theo thông báo. Không được tiêm phòng đầy đủ dẫn đến việc trẻ tử vong do viêm phổi, viêm não, suy hô hấp tuần hoàn khá phổ biến. Những nguyên nhân đó khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi tại địa bàn vùng sâu, vùng xa tại Mường Nhé có dấu hiệu gia tăng hơn so với cùng kỳ…
Thực tế hiện nay, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ trên địa bàn huyện Mường Nhé đã được quan tâm hơn nhiều so với trước đây. Nhất là ở những địa bàn gần trung tâm huyện, điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, nhận thức của người dân cao hơn thì tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi tử vong cũng ít hơn. Song ở các xã xa trung tâm, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng khó khăn và tâm lý chủ quan của người dân khiến tỉ lệ trẻ em tử vong vẫn xảy ra.
Hằng năm trên địa bàn xã Nậm Vì xảy ra 1 - 2 trường hợp trẻ em tử vong. Dù tỷ lệ tử vong khá thấp nhưng đó là kết quả từ những nỗ lực của đội ngũ y tế, còn người dân trên địa bàn vẫn rất chủ quan với sức khỏe, tính mạng của con em mình. Thậm chí, một bộ phận nhỏ người dân còn chưa mặn mà với các hoạt động y tế, khi đội ngũ y tế triển khai công tác tiêm chủng hay các hoạt động y tế khác, họ không nhiệt tình hưởng ứng và thiếu hợp tác. Điều đó đã tạo ra khoảng trống trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. Ông Lò Văn Inh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Vì cho biết: “Nhiều người dân còn thiếu kiến thức chăm sóc trẻ em nên không thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Cùng với sự chủ quan, nhiều người dân không chịu đưa con em đến thăm khám bệnh kịp thời hoặc có đưa ra cơ sở y tế điều trị lại quá muộn và không thể cứu chữa khiến trẻ bị tử vong. Không những thế, trong công tác tiêm chủng, phòng bệnh cũng vậy, một số phụ huynh có con em trong độ tuổi còn không cho trẻ đi tiêm phòng, nếu chúng tôi không đến từng nhà để vận động hay tiêm chủng tại nhà, chắc chắn tỷ lệ trẻ tử vong ở trẻ còn cao hơn nhiều!”.
Mường Nhé là huyện vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn, với hầu hết dân cư là người dân tộc thiểu số, nhận thức về công tác dân số còn chưa cao. Chính vì vậy, để chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng, cả hệ thống chính trị huyện cũng như ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong đó, huyện luôn quan tâm tìm giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện có Phòng Đơn nguyên sơ sinh và Khoa Nhi để tăng cường, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai duy trì thường xuyên đúng lịch tại 11/11 trạm y tế xã. 9 tháng năm 2024, trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ 72,3%; tỷ lệ trẻ 18 - 24 tháng tuổi tiêm sởi - rubella đạt 71,6%; tỷ lệ trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm viêm não 2 mũi đạt 66,1%. Tỷ lệ trẻ từ 2 - 5 tuổi được tiêm viêm não mũi 3 đạt 71,8%.
Dù đã vào cuộc rất quyết liệt để giảm tỷ lệ trẻ tử vong các năm trước đây, nhưng 9 tháng qua, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi tử vong có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ năm ngoái, điều đó đòi hỏi trong thời gian tới, huyện Mường Nhé cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân. Trong đó cần vào cuộc quyết liệt hơn trong việc vận động các đối tượng đi tiêm chủng; đồng thời tiếp tục tăng cường tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, tạo điều kiện để phụ nữ có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh. Có như vậy mới thay đổi hành vi của mỗi người để giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em; góp phần thực hiện các mục tiêu của chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.